Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là Đảng của đạo đức, văn minh”. Bác Hồ viết: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ”[1]. “Người làm cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa xấu xa thì còn làm nổi việc gì”[2]. Trong các kỳ đại hội của Đảng, Đảng ta đều đã nhấn mạnh sự cần thiết và giá trị nhân văn sâu sắc của việc nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, đồng thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên. Rõ ràng là, người cán bộ, đảng viên cần phải có đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, lành mạnh. Có đạo đức cách mạng, sẽ giúp cán bộ, đảng viên có uy tín, mới “đem hết sức mình, toàn tâm toàn ý phục vụ Tổ quốc và dân tộc, phục vụ nhân dân”[3]. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một số ít cán bộ, đảng viên hiện nay là rất nghiêm trọng,  nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ ta.

Thực hiện kế hoạch học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, sáng ngày 07/5, Khối Các cơ quan Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt Chuyên đề năm 2014.

Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thông qua và bằng chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị… là một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của bất cứ một chính đảng nào trên thế giới hiện nay. Tính đúng đắn, khoa học về quy luật và thực tiễn vận động xã hội trong lý luận của một chính đảng chính là yếu tố đầu tiên tạo nên tính thuyết phục - một đặc trưng quan trọng trong phương thức lãnh đạo của chính đảng đó đối với xã hội. Do đó, việc đề ra chủ trương, chính sách đúng có ý nghĩa quan trọng về tính tiên phong, tính thuyết phục của Đảng.

Trong mọi thời kỳ cách mạng, trách nhiệm của người đảng viên luôn gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của dân tộc.

Từ xưa đến nay, một số nghề được xã hội thừa nhận là cao quý, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần con người: thầy giáo, thầy thuốc… Vai trò của người “Thầy” được trọng vọng thể hiện rõ trong thứ bậc, tôn ti: quân (vua), sư (thầy), phụ (cha)… người thầy còn cao hơn người cha. 

Giản dị, cởi mở và dễ gần là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với kỹ sư trẻ Phạm Quốc Lượng - Trưởng xưởng cơ khí, thuộc Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào (Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh), một trong những điển hình về học tập và làm theo gương Bác Hồ của đơn vị.

Tháng 10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đối lối làm việc". Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng cầm quyền, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc phê phán chủ nghĩa cá nhân, chỉ ra nguyên nhân và vạch ra phương hướng, biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự là một Đảng cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Trong di sản tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta có vấn đề quan trọng xây dựng Đảng. Hiện nay, khi “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”(1) thì việc rèn luyện tư cách đảng viên, phẩm chất người cán bộ cách mạng theo tư tưởng của Bác là vấn đề rất cần thiết.

Trong thời kỳ chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhất là vào cuối năm 1944, tình hình diễn biến mau lẹ, thời cơ khởi nghĩa đang đến gần, lực lượng chính trị quần chúng đã phát triển mạnh mẽ, các lực lượng vũ trang cách mạng của quần chúng (du kích, tự vệ) lần lượt ra đời và phát triển nhanh chóng.

Trong những năm qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, nhất là việc làm chủ, xây dựng địa bàn an toàn, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc. Thành công đó là nhờ Đảng bộ Bộ CHQS tỉnh luôn phát huy vai trò lãnh đạo, có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện tốt công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ quân - dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Quân đội cũng như lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Tĩnh.

Sinh ra trên quê hương Nghệ An hiếu học, được tiếp thu truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn luôn coi học tập là mục đích suốt đời và đề cao vị trí, vai trò của người thầy. Có động cơ học tập trong sáng, luôn tạo cho mình tâm thế chủ động trong tiếp thu và vận dụng những lời dạy của người đi trước, đó là cách Hồ Chí Minh đã học và hành.

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Trung ương vừa ban hành hướng dẫn về tổng kết, đánh giá năm 2013, sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Theo đó, đánh giá mức độ tác động của việc thực hiện Chỉ thị đối với kết quả đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng. Tham mưu, đề xuất với Trung ương những cách làm hay, hiệu quả, thiết thực, đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp những người có thành tích tiêu biểu trong học và làm theo gương Bác.

Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1). “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(2). “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn(3).

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu phải nêu gương, trước hết về đạo đức cho tất cả cán bộ, đảng viên. Bởi “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” vàQuần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước1.

Trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về Đảng Cộng sản của Người có vị trí đặc biệt quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng được hình thành, phát triển trong quá trình Người tiếp thu bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 Trong những năm 1920, cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm hết sức mình để giác ngộ và thức tỉnh giai cấp công nhân Việt Nam đến với phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc. 

Máu đào của các liệt sĩ đã làm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ truyền lại cho chúng ta”. Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chỉ thị chọn Ngày 27-7 hằng năm làm ngày Thương binh toàn quốc (sau đổi thành ngày Thương binh, liệt sĩ) mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn khắc ghi, đinh ninh lời Bác.

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Hồ Chí Minh viết vào tháng 10-1947. Tác phẩm được xác định như một văn kiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhằm xây dựng và củng cố Đảng thành một đảng Mác-Lênin chân chính, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đến thắng lợi vẻ vang.

Tổ quốc ta suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong đó ghi dấu công lao của những người con nước Việt đem xương máu bảo vệ độc lập. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”...