Sáng ngày 13/6/2017, Ban Thường vụ Thị ủy Hồng Lĩnh tổ chức Hội nghị triển khai chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 và thông báo kết quả Hội nghị Trung ương 5 khóa XII cho đội ngũ cán bộ cốt cán của Thị xã.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, rèn luyện Đảng ta cũng là người sáng lập, rèn luyện tổ chức Đoàn thanh niên và luôn chăm lo, giáo dục thế trẻ của nước nhà.

Sáng 27/5, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; báo cáo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Hội thi tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh phát động vừa khép lại vòng thứ nhất với phần thi của các đội đến từ Khối các cơ quan Đảng. Tinh thần sôi nổi và những ấn tượng sâu sắc của hội thi đang lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên toàn khối.

Ngày 21/5, tại Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh đã diễn ra Hội thi tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Khối Văn hoá - Xã hội thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh.

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.

Sáng 18/5, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cách đây một năm, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Một trong những phong cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Đảng ta yêu cầu cán bộ, đảng viên cần phải học tập và làm theo, đó là phong cách quần chúng, gần dân, sát dân, lắng nghe dân, yêu thương dân hết mực, làm việc gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của nhân dân, lợi ích của đất nước.

Nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017), 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh (15/6/1957-15/6/2017), chiều ngày 12/5/2017, Khối Nội chính đã tổ chức thành công Hội thi Tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phong cách Hồ Chí Minh và công tác xây dựng đảng có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ với nhau. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là chúng ta đang thực hiện công tác xây dựng đảng thiết thực nhất, khoa học nhất.

Phong cách sống là lối sống, nếp sống, cách sống trong sinh hoạt đời thường của một con người: từ ăn, mặc, ở, lao động, học tập, cho đến nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…. Phong cách sống phản ánh một cách chân thực đạo đức của mỗi người. Để hiểu được giá trị của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không thể không tìm hiểu phong cách sinh hoạt trong đời thường của Bác.

Triển khai thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, thời gian qua, Đảng ủy Sở Tư pháp đã chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hoạt động thiết thực.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền… Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Ý nghĩa sâu xa của lời căn dặn đó chính là, để hoàn thành sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải “biết lãnh đạo” để đi tới mục tiêu cao cả đó, để xứng đáng là “Người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người đã chỉ dẫn: “muốn cho mọi người làm tròn nhiệm vụ, cán bộ Đảng và chính quyền cần biết lãnh đạo”(1). Theo Hồ Chí Minh, các cán bộ biết lãnh đạo tức là họ phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau: 

Chắt chiu, dành dụm nuôi lợn tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo; lập bàn thờ Bác để thêm động lực, thêm niềm tin phấn đấu; nỗ lực trong từng công việc, vươn mình trong từng gian nan, thử thách… hình ảnh về Bác Hồ kính yêu, về học tập, làm theo Bác đã đi vào tâm khảm, trở thành ý thức tự giác của mỗi người, nhân lên nguồn sức mạnh, lung linh tỏa sáng.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”

Những cảnh báo của Bác Hồ chỉ ra trước đây về các “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên nhiễm phải so với những biểu hiện về sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra hoàn toàn trùng khớp, có chăng chỉ khác nhau về tính chất, mức độ, phạm vi, đối tượng... mà thôi. Bác chỉ rõ: “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do so sánh, mà họ biết rõ ràng”; “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Chỉ dẫn của Bác chính là một trong những giải pháp mà Nghị quyết đã đề cập cần triệt để thi hành.

Thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 05), thời gian qua, huyện Đức Thọ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đưa nội dung học tập và làm theo Bác trở thành việc thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Sau 70 năm và sẽ mãi mãi về sau, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Người luôn mang tính thời sự và giữ nguyên giá trị nhân văn quân sự.

Ngày 15/5/2016, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị đã kế thừa và phát huy những quan điểm chỉ đạo trong các Chỉ thị số 06-CT/TW (khóa X) và Chỉ thị 03-CT/TW (khóa XI), đồng thời đã đề cập nhiều quan điểm, nội dung cụ thể, sâu sắc để phù hợp với yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới.

Bác Hồ, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà tư tưởng giáo dục, nhà sư phạm thực tiễn vĩ đại, đồng thời là một tấm gương sáng ngời về tự học.