An ninh về tư tưởng chính trị của Đảng là vấn đề cốt lõi của an ninh chính trị, an ninh quốc gia. Trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, việc tăng cường bảo vệ an ninh về tư tưởng chính trị của Đảng là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, xem đây là nhiệm vụ cốt lõi nhằm nâng cao trình độ, tư duy, nhận thức và bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ. Trong bối cảnh tình hình mới với nhiều thách thức về hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ an ninh quốc gia, việc đào tạo này cần đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức toàn diện, khả năng phân tích, xử lý các vấn đề phức tạp trong thực tiễn. Đảng đề cao tính chủ động, sáng tạo trong việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn, nâng cao khả năng dự báo và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thời đại. Đồng thời, Đảng cũng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ cấp chiến lược để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời kỳ mới.

Tháng 7-1939, với bút danh Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ-trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng lúc bấy giờ-viết tác phẩm "Tự chỉ trích" nhằm chống lại những biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, tả khuynh và hữu khuynh, bảo đảm tính đúng đắn và tất thắng của đường lối chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chiều 16/9, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.

Để tạo "sức đề kháng" cho mỗi cán bộ, đảng viên trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, việc trang bị những kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, lập trường tư tưởng vững vàng là việc làm hết sức cần thiết. Do đó gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là yêu cầu khách quan trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

Ngày 9-5-2024, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144), đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân bởi quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây dựng Đảng. Đây là cơ sở để đánh giá, lựa chọn những cán bộ vì dân, vì nước, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nhưng ở chiều ngược lại, các thế lực thù địch lại lợi dụng tán phát nhiều luận điệu sai trái, vu khống trắng trợn để thực hiện âm mưu “vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về báo chí đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần định hướng, tăng tính chủ động cho cơ quan báo chí, thúc đẩy "phủ xanh" thông tin tích cực, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, đóng góp tích cực vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sáng 9-7, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Quy định số144-QĐ/TW ngày 9-5-2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự rèn luyện, trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tổ chức theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Những năm qua, trong khi đại đa số nhân dân đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy dân chủ, trí tuệ, tích cực tham gia phản biện xã hội với tinh thần xây dựng, giúp cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu quả, thì vẫn có những đối tượng cố tình lợi dụng phản biện xã hội để tung ra những quan điểm, luận điệu phản động, sai trái, gây nhiễu loạn đời sống chính trị-xã hội của đất nước.

Không phải đến bây giờ Đảng ta mới đề ra các tiêu chuẩn, quy định về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên mà vấn đề này đã được đề cập, chỉ rõ và yêu cầu người cán bộ, đảng viên của Đảng phải thực hiện từ rất sớm, trong nhiều văn bản như: Tại Điều 1, Điều 2 của Điều lệ Đảng; Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Ban Chấp hành Trung ương chỉ ra cụ thể tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng.

Trước thời kỳ đổi mới, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội. Nguyên nhân căn bản được Đại hội VI đánh giá là do chúng ta rơi vào tình trạng máy móc, giáo điều. Đại hội VI đã mở ra thời kỳ mới, trên cơ sở trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã vận dụng linh hoạt để tiến hành công cuộc đổi mới.

Nhận diện và đấu tranh phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay là biện pháp quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt chỉ rõ nội dung, âm mưu, thủ đoạn của chúng tập trung chống phá vào thời điểm Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở đó xác định một số nhiệm vụ Quân đội tham gia đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Chiều 9-5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện) tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác đào tạo cao cấp lý luận chính trị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú, các chi bộ ở huyện Đức Thọ nói riêng và trong toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung đã sôi nổi tổ chức sinh hoạt chuyên đề về Tổng Bí thư.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo 35 thị xã Kỳ Anh phối hợp với Thị đoàn Kỳ Anh tổ chức Tọa đàm Tuổi trẻ thị xã với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

“Bệnh lười” học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên nhân sinh ra chủ quan và suy thoái về tư tưởng chính trị, dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đe dọa sự tồn vong của Đảng.

Đợt sinh hoạt chính trị “Đảng ta thật là vĩ đại” được tổ chức nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả ở các chi bộ trên địa bàn Hà Tĩnh với hình thức phong phú, đa dạng, tạo sức lan tỏa rộng khắp.