Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sáng 1/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương tổ chức phát động Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022.
Hơn 90 năm - chặng đường dài qua hai thế kỷ, với biết bao biến cố, sự kiện phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, đất nước phải đương đầu với nhiều loại kẻ thù và biết bao khó khăn, thử thách, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam từng bước giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây chính là minh chứng hùng hồn về vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng phải xứng đáng với niềm tin và phải giữ vững vai trò lãnh đạo, vị thế cầm quyền. Đây là nhân tố bảo đảm cho công cuộc đổi mới thành công, đất nước phát triển.
Sáng ngày 19/01/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 01/2022 và tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Sự lãnh đạo của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội nói riêng nhằm chăm lo cho đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mở cửa và hội nhập. Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội thể hiện rõ ý Đảng, lòng dân, góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính trị và khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng ở các lĩnh vực khác. Trong bổi cảnh hiện nay, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội cho người dân là một yêu cầu tất yếu khách quan. Vì thế, trên cơ sở làm rõ nội dung, bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực an sinh xã hội, bài viết đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình của đất nước hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn,…
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.
Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những yêu cầu, thách thức mới trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra trọng trách lớn hơn đối với Đảng. Để xây dựng Đảng vững mạnh, luôn đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn các nội dung xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức. Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức và các nội dung, nguyên tắc cơ bản của xây dựng Đảng về đạo đức cần được đặt trong mối quan hệ gắn liền với các mặt khác của công tác này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hiện nay.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Đó là phát biểu của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội thảo khoa học “Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” diễn ra sáng 27-10 tại Hà Nội.
Một trong những nguyên nhân chủ quan cơ bản gây nên tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ là do bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa cũng là biểu hiện đầu tiên trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
Đề cập đến nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi, thì phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực...
Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điều, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị biến chất trầm trọng. Cùng với đó, chúng chủ ý bám víu vào các sự vụ, sự việc kỷ luật một số cán bộ, sĩ quan quân đội để lật lọng, quy chụp rằng “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước đã không còn “sắc bén”; từ đó chúng độc địa bôi nhọ, hạ bệ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Chuyện chẳng phải mới nhưng chưa bao giờ cũ. Liên tục trong thời gian qua, ở nhiều nơi diễn ra tình trạng cán bộ hưu trí, cán bộ nghỉ chế độ, cán bộ bị kỷ luật buộc phải rời khỏi tổ chức... có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, tuyên bố “cạch mặt” tổ chức, bôi nhọ cơ quan, đơn vị cũ; nêu chính kiến đi ngược lại với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước rất cần đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ đức tài, đủ đức để đảm đương nhiệm vụ là công việc hàng đầu được Đảng ta coi trọng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ Nhân dân và chế độ XHCN (Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII).
Dòng chảy truyền thống, hào khí anh hùng của Cách mạng tháng Tám mãi nhịp bước cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Là đảng cách mạng, ngay từ khi được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuân thủ những nguyên tắc của Đảng kiểu mới do V.I.Lênin đề ra. Nguyên tắc tập trung dân chủ được đặt lên hàng đầu và đã sáng tỏ trong nhận thức trên những vấn đề căn bản.
Ngày 23-6, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức tọa đàm với đại diện lãnh đạo một số cơ quan Trung ương. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo cuộc tọa đàm.
Từ trước đến nay, viết về xây dựng Đảng luôn được nhận định là "khó - khô - khổ". Nhiều phóng viên, nhà báo tại các cơ quan báo chí, ngay cả cơ quan báo đảng Trung ương lẫn địa phương đều cho rằng viết về xây dựng Đảng khó từ khâu phát hiện đề tài, khai thác tài liệu đến cách thể hiện tác phẩm để hấp dẫn người đọc. Dẫu vậy, nhiệm kỳ vừa qua, công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, nhất là ở địa phương đã có nhiều đổi mới, tạo được hiệu ứng lan toả tích cực trong đời sống xã hội. Điều đó chứng minh, sự "khó - khô - khổ" khi viết về xây dựng Đảng không phải là vấn đề không có cách hoá giải.
Sáng 16-6, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đưa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương; Tạp chí Cộng sản và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 40 điểm cầu trên cả nước.