Một cách chung nhất, có thể nói, lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng đến, muốn vươn tới và do vậy mà con người sẽ ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thậm chí hy sinh quên mình để quyết tâm đạt cho bằng được. Là cán bộ, đảng viên thì không thể không có lý tưởng cách mạng, vì đây là tiêu chí hàng đầu để khẳng định phẩm giá, tư cách chân chính của người cộng sản.

Sáng 8-8, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên Công an nhân dân”.

Chiều 4-8, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Nam Định, Hội đồng khoa học Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS, TS. Phùng Hữu Phú, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương chủ trì Hội thảo.

Bảo vệ chính trị nội bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; có ý nghĩa sống còn đối với sinh mệnh của Đảng, sự sống còn của chế độ và lợi ích quốc gia-dân tộc.

Do tầm quan trọng hàng đầu của đổi mới tư duy, đổi mới phương thức công tác tư tưởng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Ban Bí thư Trung ương cần ra một chỉ thị về vấn đề rất quan trọng bức thiết này. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị này, toàn Đảng ta sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức công tác để tạo ra không gian mới, động lực mới, thực sự nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng phục vụ thắng lợi sự nghiệp xây dựng phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua theo dõi, tổng hợp báo cáo cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong toàn quân đã chấp hành nghiêm hướng dẫn của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (Nghị quyết 847).

Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư thứ tư của Đảng, nhà chính trị tài năng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, của cách mạng Việt Nam. Đồng chí là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự phê bình và phê bình, có đóng góp quan trọng trong việc vạch ra chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ tiêu biểu cho thế hệ cán bộ rèn luyện, trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng; là đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương đồng thời cũng là một trong những cán bộ đầu tiên của Đảng tham gia thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân mỏ vùng Đông Bắc. Được tôi luyện trong các Nhà tù Hoả Lò, Côn Đảo, đồng chí đã cùng với các chiến sĩ cộng sản biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, tự trang bị cho mình lý luận cách mạng Mác - Lênin, trưởng thành cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất và trí tuệ, giữ trọng trách Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khi mới 26 tuổi đời.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Chủ nghĩa cá nhân (CNCN) là căn bệnh đặc biệt nguy hại, thế nhưng hiện nay, không ít cán bộ, đảng viên vẫn còn biểu hiện xem nhẹ, thiếu ý thức trách nhiệm trong phòng vệ, đấu tranh. Thậm chí, nhiều nơi vẫn còn biểu hiện xô lệch và sai lệch trong nhận thức, tổ chức thực thi nhiệm vụ “đánh giặc từ bên trong” như chỉ lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác còn chỉ rõ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Quán triệt tư tưởng của Người, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt của then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng.

Thời gian qua, khá nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật và pháp luật, phải xử lý nghiêm khắc. Điều rất đáng báo động là, đa số những người này có vi phạm kéo dài, thậm chí suốt vài năm và với nhiều hành vi, thế nhưng cấp ủy, chi bộ, đồng nghiệp cùng công tác lại “không biết”, hoặc biết rõ nhưng...“mũ ni che tai”!

Đó là tên Hội thảo khoa học quốc gia, Triển lãm ảnh và sách diễn ra sáng 12-5, tại Hà Nội do Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đồng tổ chức. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Ngay sau khi ra đời và phát triển cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn là tiêu điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng - chính trị quyết liệt. Tâm điểm của cuộc đấu tranh đó trước hết là sứ mệnh lịch của giai cấp công nhân (GCCN) và bản chất GCCN của Đảng Cộng sản.

Năm 2021, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn luôn đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên định, sáng suốt trước khó khăn, thử thách, có nhiều đổi mới và sáng tạo, bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối, cụ thể hoá các nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hơn hai thế kỷ trước, trong “Truyện Kiều”, cụ Nguyễn Du đã phác thảo chân dung một kiểu người gian manh, trịch thượng, bất nhân... đó là Mã Giám Sinh. Đặc điểm nhận dạng kiểu người này là “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao...”, nhưng văn hóa ứng xử thì “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...”.

Trong các thời kỳ lịch sử, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, các thế lực thù địch đã tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam.

Trong các mối quan hệ xã hội, nhân phẩm và danh dự là hai yếu tố tạo nên giá trị, cốt cách của mỗi người. Nhân phẩm, danh dự, uy tín không bỗng dưng hoặc trong một chốc lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện, dày công vun đắp, được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Chiều 6-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tọa đàm Xây dựng tiêu chí về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam”.

Tuổi trẻ cả nước đang tổ chức đại hội đoàn các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.