Một trong những vấn đề dư luận xã hội bày tỏ sự quan ngại thời gian gần đây là một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện vi phạm chuẩn mực đạo đức, vướng vào tệ nạn xã hội. Nếu không có những giải pháp ngăn chặn kịp thời thực trạng này thì không chỉ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ mà còn tác động tiêu cực đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Hiện tượng xét lại lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, thậm chí xuyên tạc lịch sử đã xuất hiện những năm gần đây. Đây là vấn đề tiềm ẩn những nguy hại khôn lường đến tương lai, sự tồn vong của chế độ và quốc gia, dân tộc đúng như V.I.Lênin từng cảnh báo: “Không có kẻ thù nào, dù là hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sửa chữa”.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư (khóa X) về ban hành Quy chế công tác phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Con người muốn phát triển toàn diện phải có cả đức lẫn tài. Đất nước muốn phát triển nhanh, mạnh, bền vững, xã hội phải quy tụ được nhiều người có đức, có tài. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin xấu, độc hại, bịa đặt, vu cáo hòng chống phá Việt Nam. Thông qua đó, hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, từng bước thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Chúng coi đó là một mũi tấn công quan trọng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH).

Trong xã hội, khó ai có thể hoàn hảo, hoàn mỹ như những nhân vật thần tiên trong chuyện cổ tích. Nhưng đã là người cộng sản chân chính thì không thể không tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng để ngày càng hoàn thiện phẩm chất, nhân cách bản thân, qua đó góp phần tác động, lan tỏa những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống, xã hội.

Năm 2018, công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những kết quả rõ rệt. Niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng không ngừng được tăng lên. Trong đó, ngành tuyên giáo đã có những đóng góp xứng đáng vào công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức, góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Trên phông khánh tiết trong lễ kết nạp đảng viên, một trong hai câu khẩu hiệu luôn được treo trang trọng là “Suốt đời phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng cộng sản”. Tự nguyện đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, đảng viên không bao giờ được phép lơ là, nhụt chí phấn đấu, chùn bước trước khó khăn, thử thách, mà phải luôn bền bỉ rèn luyện, tu dưỡng, học tập, phấn đấu suốt đời.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta đã được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”; “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.552, t.9, tr.508). Điều này đã khẳng định vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên trẻ.

Hôm nay (23-11), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8, khóa XII của Đảng. Điều này thể hiện tinh thần khẩn trương, nghiêm túc của Trung ương và cơ quan chức năng để sớm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các cán bộ hưu trí-những người có kinh nghiệm thực tiễn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, lợi dụng dân chủ, một số đảng viên, cán bộ hưu trí đã có những phát ngôn đi ngược lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Nam.

Hơn 30 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội-nhất là sau cuộc khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu (1985-1991). Từ tình trạng một quốc gia kém phát triển, lương thực không đủ… đến nay Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên: Chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Ngay từ những ngày đào tạo, bồi dưỡng các hạt giống cán bộ đầu tiên, Bác Hồ đã sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh và binh nghiệp cách mạng, các tướng lĩnh, cựu chiến binh (CCB) luôn là lực lượng trung thành với Đảng, Nhà nước, là niềm tin, là chỗ dựa cho thế hệ trẻ.

Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, những năm qua, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc nhằm xóa bỏ nền tảng lý luận trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Đặc biệt, chúng triệt để xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi lem thân thế, sự nghiệp của Người, hòng đưa tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cổ kim đông tây từng đúc kết, những người có chức sắc, vị thế xã hội mà bỏ ngoài tai những lời trung thực, khảng khái và lại ưa thích những lời người khác tâng bốc, tung hô, nịnh nọt mình thì rất dễ bị ảo tưởng về quyền lực, từ đó có những hành xử thiếu minh mẫn, nhân văn. Nếu thời xưa, người dân luôn “dị ứng” và oán ghét những tên quan nịnh thần làm nhiễu nhương triều chính, thì thời nay, chúng ta cũng không thể làm ngơ trước một bộ phận cán bộ, đảng viên “thích được đề cao, ca ngợi”-một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra.

Một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản là đức tính hy sinh. Hy sinh là tự nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, thiệt thòi, biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với đồng chí, đồng đội và nhân dân. Vượt lên trên lợi ích cá nhân và cái tôi nhỏ bé, đức tính hy sinh không chỉ là vẻ đẹp của người cộng sản mà còn là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và tư cách chân chính của người cán bộ, đảng viên.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, từ lâu nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ nói lên vai trò, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên lại xao nhãng phẩm cách đó, sa vào trung bình chủ nghĩa, thậm chí a dua, cổ xúy cho những hành vi sai trái… Thật nguy hiểm và đáng tiếc, sự thờ ơ, a dua ấy diễn ra cả trong những tình huống khó khăn, phức tạp, rất cần bản lĩnh chính trị và sự gương mẫu của người đảng viên cộng sản…

Học tập nói chung, học tập lý luận chính trị nói riêng không chỉ là quyền lợi, mà còn là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Nhất là trong tình hình hiện nay, khi tri thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, thì việc học tập lý luận chính trị càng trở nên cần thiết để mỗi CB, ĐV không bị tụt hậu với cuộc sống, xã hội, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hiện tượng cán bộ nghỉ hưu có những phát ngôn, lời nói, việc làm thiếu chuẩn mực, khác thường so với lúc còn đương chức thời gian qua có nhiều trường hợp đã gây ra những hậu quả xấu, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Cho dù Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích việc góp ý, phản biện, trân trọng ý kiến tâm huyết của những cán bộ nghỉ hưu nhưng việc phát ngôn thiếu chuẩn mực và bị lợi dụng rất cần được chấn chỉnh, xử lý.