Sau Đại hội XII (1-2016), nhất là sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), trên mạng xã hội phát tán ý kiến của một số cán bộ từng có thời gian giữ các chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị do Đảng ta lãnh đạo. Tại một cuộc được gọi là “tọa đàm” trên BBC, có "vị khách mời" cho rằng: Khái niệm “tự diễn biến” là cực kỳ mơ hồ, thể hiện sự “bế tắc về lý luận” (!).
Cách đây 72 năm, Cách mạng Tháng Tám vĩ đại nổ ra và giành thắng lợi trong cả nước chỉ trong vòng hai tuần lễ. Có được điều kỳ diệu đó chính là nhờ quá trình chuẩn bị chu đáo, tạo thế, tạo lực và khi thời cơ lớn xuất hiện, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời biết nắm bắt, phát động toàn dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hay nói như nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh: “Mau lẹ, kịp thời nổ ra đúng lúc phải nổ - đó là một trong những ưu điểm nổi bật của Cách mạng Tháng Tám” (1).
“Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc” là một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện này, cần phải phòng, chống chủ nghĩa cá nhân trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Sau 01 năm triển khai thực hiện Quyết định số 168-QĐ/TU, ngày 02/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế hoạt động của Cộng tác viên dư luận xã hội, việc nắm thông tin và định hướng dư luận trên địa bàn tỉnh ngày càng kịp thời, sâu sát và hiệu quả hơn.
Sau khi thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt là những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chỉ rõ: “Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), chiều ngày 24/7/2017, Công đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức dâng hương tại Khu di tích Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc và thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê. Tham gia Đoàn đi dâng hương, thăm hỏi có các đồng chí Hà Tiến Lam, Lê Văn Khánh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Nội dung Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã được triển khai sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn tỉnh. Quá trình quán triệt được gắn với tổ chức thảo luận, trong đó có nhiều ý kiến chất lượng, đi sâu vào các nội dung nhằm cụ thể hóa việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh ta.
Lười học nghị quyết của Đảng là một biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Lười học nghị quyết dẫn tới tình trạng cán bộ, đảng viên không cập nhật được thông tin mới, rơi vào “thấp kém lý luận” và từ đó dẫn tới “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn.
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội, chia rẽ nội bộ và quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân. Trong đó, có cả những thủ đoạn “ném đá giấu tay” dù chỉ là thứ bóng tối nhanh chóng bị xua tan trước ánh sáng sự thật nhưng vẫn được chúng sử dụng nhiều lần.
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó có biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước, Ðảng ta luôn coi trọng vai trò to lớn của báo chí, truyền thông.
Hàng loạt hoạt động đối ngoại được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tiến hành trong thời gian gần đây nhằm tăng cường hợp tác và đối thoại chiến lược với nhiều đối tác, nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc gia, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... do Đại hội lần thứ XII đề ra.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu nhiệm vụ của báo chí và trách nhiệm của nhà báo trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến là một phương pháp hiệu quả để phát huy chức năng của báo chí như lãnh tụ Lê-nin đã nói là: “Tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyền tập thể và người cổ động tập thể mà lại còn là người tổ chức tập thể nữa”.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã có những đóng góp to lớn cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó có công tác lý luận.
Thời đại toàn cầu hóa, cuộc sống trong "thế giới phẳng" hiện nay đang diễn ra với tốc độ như một cơn lốc. Có nhà bình luận quốc tế đã nói: “Đây là thời điểm mà nếu ngồi yên với tư duy ứ đọng thì các nhà tư tưởng sẽ bị tụt hậu, các nhà chính trị sẽ bị mất định hướng, các nhà kinh doanh sẽ bị mất thị trường và thậm chí cha cố cũng sẽ mất hết con chiên”.
Sáng 9/3, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh/thành, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2017. Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh chủ trì hội nghị.
Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 15/11/2016 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 20-HD/BTGTW, ngày 22/11/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 19/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã được các tổ chức cơ sở đảng trong tỉnh tiến hành kịp thời, nghiêm túc, chất lượng.
Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, từ lãnh đạo cao cấp nhất đến lãnh đạo cơ sở, đồng thời, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận của Đảng là thanh niên, sinh viên và học sinh. Đảng ta đã ban hành văn bản quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, quy định về xác định trình độ lý luận chính trị và nhiều văn bản khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; các học viện khu vực; hệ thống trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; các trường đại học, cao đẳng… có những đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên. Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị luôn được đổi mới, cập nhật ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong 30 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc, chưa coi trọng việc học tập, rèn luyện nên chất lượng chính trị thấp, một bộ phận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tám mươi bảy năm đã qua, kể từ ngày lập Đảng! Lịch sử dân tộc ta, Đảng ta có không ít sự kiện ngẫu nhiên, nhưng rất ý nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào một ngày xuân (3-2-1930) khi Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 3 đến 7-2-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tố Hữu đã viết về ngày sinh đó bằng những câu thơ bi hùng: “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ/ Không quê hương, sương gió tơi bời/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay!”.
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 là một cơn "động đất chính trị" lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.