Mục tiêu tổng quát trong Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) 10 năm (2011-2020), xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 2021-2030, chuẩn bị trình Đại hội XIII của Đảng, xác định: “Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm hạnh phúc của người dân”.

Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thông qua thực hiện “diễn biến hòa bình”. Mục tiêu không bao giờ thay đổi của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt, khi chúng ta vừa tiến hành xong đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thế lực thù địch càng ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá. Chúng coi đây là thời cơ để thực hiện mưu đồ chính trị.

Sáng 23-9, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (KHXHNV QS), Học viện Chính trị tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội XIII của Đảng”.

Từ một ý nghĩa tích cực, mong muốn “một người làm quan cả họ được nhờ” của ông cha ta là tìm được người tài đức để chở che cho dòng họ, xóm làng thì giờ đây, quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” đã bị biến tướng với ý nghĩa tiêu cực.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945 - 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết cần phải tiếp tục làm sáng tỏ. Trong đó, cần có nhận thức mới về cả nội dung, hình thức và biện pháp đấu tranh...

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở ra cho dân tộc Việt Nam kỷ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng ta đã rút ra nhiều bài học lịch sử to lớn, có ý nghĩa thời đại. Công tác xây dựng Đảng thời kỳ này góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Ngay từ khi ra đời, mùa Xuân năm 1930, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Ðó là điều kiện căn bản để phát triển đất nước đi tới xã hội cộng sản.

Cách mạng Tháng Tám (CMT8) có giá trị vĩ đại không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với nhân loại. Thế nhưng hiện nay, vẫn có thế lực từ bên ngoài với tâm địa đen tối, bằng những lập luận thiếu tử tế hòng xuyên tạc và phủ định giá trị của CMT8.

Nghị quyết Trung ương bảy (khóa XII) "Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đề ra những quan điểm, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp quan trọng nhằm đổi mới công tác cán bộ cũng như cơ chế đánh giá, trả lương theo vị trí việc làm, xây dựng cơ chế tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Một trong những nhiệm vụ nổi bật của Nghị quyết là: “Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ "biên chế suốt đời".

Sáng 1-8, Ban Tuyên giáo Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1-8-1930 - 1-8-2020). Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tới dự và phát biểu diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo.

Từ sự bi quan, chán nản cá nhân, những người mang tư tưởng hoài nghi và chủ nghĩa hư vô nếu không được cảnh báo, ngăn chặn kịp thời có thể tạo ra “virus” ảo não, bi ai cho xã hội, thậm chí làm rệu rã niềm tin, tác động tiêu cực đến ý chí rèn luyện, động lực phấn đấu của người khác.

Hiện nay, có một số người băn khoăn về nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa thuộc về những thành phần nào, hay nói cách khác là nhiệm vụ đó thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Mặt trái của “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” đã và đang tạo nên những hệ lụy, hậu quả nặng nề cản trở sự phát triển đất nước, là vấn đề được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng và được dư luận xã hội quan tâm, lên án những năm gần đây.

Sau đại hội đảng bộ các cấp, có người trúng cử, có người không trúng cử vào cấp ủy nhiệm kỳ mới. Đó cũng là việc rất bình thường.

Trước mỗi sự kiện chính trị lớn của đất nước, đặc biệt là trước mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, phản động ra sức đẩy mạnh các hoạt động công kích, tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội.

“Phản biện” hay “phản biện xã hội” là thuật ngữ quen thuộc trong môi trường dân chủ ngày nay. Hoạt động này ngày càng khẳng định là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển đất nước.

Văn hóa, hiểu theo nghĩa cô đọng nhất, đó là giá trị, là chuẩn mực, là sức mạnh nội sinh của sự phát triển. Vì vậy, khi nói đến văn hóa cầm quyền của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến những giá trị, chuẩn mực đã làm nên vị thế, tư cách, đạo đức, sức mạnh bên trong của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhìn nhận vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ từng nhấn mạnh: Báo chí nước ta là một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng. Báo chí góp phần tích cực trong đấu tranh chống lại các thủ đoạn phá hoại tinh vi của thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thời gian này, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, là mối nguy hại ảnh hưởng đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.