Bãi tập kết thuyền ở xã Thạch Lạc
Địa bàn huyện Thạch Hà có 02 tuyến đê chính đó là tuyến đê Hữu Nghèn, tuyến đê Hữu Phủ và một số cống chính dưới đê. Trong đó, tuyến đê Hữu Nghèn dài 19 km, từ cầu Già, xã Thạch Kênh đến cầu Cày, thị trấn Thạch Hà; tuyến đê Hữu Phủ có dài 19,3 km, đi qua các xã Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn và 15 cống chính dưới đê. Ngoài đê, tuyến kè chắn sóng tả sông Cày thuộc địa bàn thị trấn Thạch Hà từ K0+00 đến K2+041 dài 2.041 km đã được đầu tư nâng cấp, mái kè đã được lát bằng đá hộc. Qua đánh giá hiện trạng, các đoạn từ cầu Kênh Cạn (xã Thạch Kênh) đến cống Đò Điệm (xã Thạch Sơn) có nhiều vị trí xung yếu; các cống: Cửa Trại, Rào Trẻn, Đập Dụ, Đập Bến, Từ Văn… đã xuống cấp. Sông Hữu Phủ đoạn đi qua xã Tượng Sơn chưa hình thành đê; trong khi đê qua xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn xuống cấp nghiêm trọng, nên chỉ có khả năng chống lũ, bão từ cấp 8 đến cấp 9. Một số cống dưới đê xung yếu như cống Hoàng Hà, cống Đập Trấu, cống số 1, cống số 3, cống số 4… cũng đã xuống cấp. Bên cạnh đó, đoạn kè từ cống cầu Sú đến cầu Cày dài 04km nhiều chỗ bị sạt lở.
Để khắc phục tình trạng này, Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt phương án hộ đê đảm bảo an toàn các tuyến đê cấp IV, V và công trình trên đê năm 2018, nhằm bảo vệ các tuyến trọng điểm, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại; bảo vệ tài sản, tính mạng, an toàn của người dân trong mùa mưa bão đang đến gần. Ủy ban nhân dân huyện và các địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Rút kinh nghiệm từ công tác phòng, chống lụt, bão những năm trước, năm nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện chủ động dự báo tình hình, kiểm tra các trọng điểm trên các tuyến đê, đề xuất các phương án xử lý; chỉ đạo nâng cấp các vị trí đê xung yếu và duy tu bảo dưỡng các công trình dưới đê; chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra, đảm bảo tốt phương châm 4 tại chỗ (chuẩn bị vật tư, phương tiện, lực lượng và hậu cần), khắc phục tình trạng chuẩn bị sơ sài, hình thức của các địa phương; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn việc lấn chiếm, xâm phạm hành lang đê và các công trình thủy lợi. Các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn tiến hành xây dựng và triển khai phương án phòng, chống lụt, bão; theo dõi diễn biến của thời tiết, thực hiện nghiêm túc chế độ trực phòng, chống bão, lụt. Các ban, phòng, ngành, các đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân nhận thức đầy đủ tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm phòng, chống thiên tai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đáng tiếc do bão, lụt… gây ra.
Diễn tập sơ tán dân tại xã Thạch Bàn
Công tác phòng, chống thiên tai là một nhiệm vụ đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành. Ngoài sự chuẩn bị của địa phương, huyện Thạch Hà đang đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, sửa chữa một số đoạn đê và cống xung yếu nhằm đảm bảo ứng phó trước những tác động của thiên tai trong thời gian tới.
Phan Thị Hương - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Hà
Tin mới cập nhật
- Huyện ủy Hương Sơn tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ( 17/12)
- Huyện Kỳ Anh hoàn thành Đại hội Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2027 ( 12/12)
- Huyện Đức Thọ tập trung thực hiện chuyển đổi số ( 10/12)
- Đoàn Công tác chỉ đạo thị xã Kỳ Anh của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh ( 09/12)
- Huyện Thạch Hà tích cực chuẩn bị đại hội Đảng các cấp ( 28/11)
- Huyện ủy Hương Khê tổ chức học tập, quán triệt các quyết định, quy định, chỉ thị, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh ( 22/11)