Bài 4: Quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và sự cụ thể hóa tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII
EmailPrintAa
15:54 09/10/2017

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 

Vinh danh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

trong 30 năm đổi mới Đất nước

 

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoàn thiện, đổi mới và sáng tạo không ngừng trong nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng qua hơn 30 năm đổi mới. Quá trình nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước xác định rõ hơn bản chất và phương hướng, phương thức phát triển kinh tế thị trường, xác định lộ trình thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường”. Nhấn mạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định nhận thức của Đảng về việc tuân thủ các chuẩn mực chung của thế giới để phát triển và quan trọng hơn là sự tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký, nỗ lực cải cách thể chế kinh tế bên trong, đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Thuộc tính mới này đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

V Nhấn mạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định nhận thức của Đảng về việc tuân thủ các chuẩn mực chung của thế giới để phát triển và quan trọng hơn là sự tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký, nỗ nh hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; (3) Phát triạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định nhận thứctế; (5) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu l Nhấn mạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định nhận thức của Đảng v

Đ Nh triạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó đặt mục tiêu: “Ti  triạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng5 khóa XII đã ban hành Ngh việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Giai đonh đGiai đonh t: “ Ph“ ai đonh tíNghhiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng5 khóa XII đã ban hành Ngh việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường địc tế. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và đai đonh tíNghHoàn thionh tíNghhiện đại và hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng5 khóa XII đã ban hành Ngh việc .

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Đảng ta đã xác định 07 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó: Chú trọng xây dựng nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật và thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội...

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, trong đó: Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên. Hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của nông dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.

Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Xoá bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế… Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, trong đó:Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu. Cải cách mạnh mẽ chính sách tài chính về đất đai theo hướng đơn giản, ổn định, công khai, minh bạch và công bằng. Thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực công, mua sắm và đầu tư công. Tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước; kiểm soát, ngăn chặn, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường, đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, gồm cả thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước và biên mậu; phát triển hạ tầng thương mại. Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường phù hợp với yêu cầu trong nước và cam kết quốc tế, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước, không để bị nước ngoài thâu tóm, thao túng.

Thứ tư, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó: Tích cực thực hiện “Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững” của Liên hợp quốc; triển khai chiến lược tăng trưởng xanh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó: Đặc biệt chú trọng việc triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước.

Thứ sáu, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó: Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện thể chế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

Thứ bảy, một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnđến năm 2020: Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra để giải phóng sức sản xuất. Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, trên cơ sở đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Xây dựng thể chế làm căn cứ xử lý dứt điểm, hiệu quả các tồn tại, yếu kém đã tích tụ trong nền kinh tế nhiều năm qua, đặc biệt là việc xử lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư công không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.

Qua hơn 30 năm đổi mới nhìn lại, càng thấy rõ hơn vai trò dẫn đường và tầm quan trọng đặc biệt của Đảng ta. Từ thực tiễn của đổi mới và kinh nghiệm của lịch sử nhân loại, chỉ khi tiếp tục thực hiện thành công các chủ trương, nghị quyết của Đại hội lần thứ XII của Đảng, công cuộc đổi mới mới có thể tiếp tục được đẩy mạnh sâu sắc và toàn diện; Đảng ta mới có thể góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh lên tầm cao mới, tăng thêm bản lĩnh và văn hóa cầm quyền, xứng đáng là lực lượng tiên phong của Quốc gia, dân tộc.

                                                                 Phan Huấn - Văn phòng Tỉnh ủy


    Ý kiến bạn đọc