Ảnh minh họa |
Trên là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tại Thông báo số 338/TB-VPCP.
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng, để khắc phục những hạn chế trong phòng, chống tội phạm, Ban Chỉ đạo 138 cần bám sát vào chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng ngừa tội phạm, chú trọng phòng ngừa xã hội, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm; khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các đạo luật liên quan đến phòng, chống tội phạm vừa được Quốc hội thông qua. Các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, mâu thuẫn trong nhân dân ngay tại cơ sở không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự trên địa bàn.
Tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao của đất nước, đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC và các hoạt động liên quan; tập trung đấu tranh triệt xóa các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động bảo kê, "tín dụng đen", đòi nợ thuê, núp bóng doanh nghiệp phạm tội, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người, giết người, cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội, cướp giật, trộm cắp tài sản; đối tượng truy nã, tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi; các tội phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; các đường dây mua bán, vận chuyển và các tụ điểm sử dụng ma túy.
Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác điều tra, phát hiện, củng cố tài liệu, chứng cứ xử lý nghiêm minh các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kịp thời truy tố, xét xử những vụ án nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm. Các cơ quan thông tin đại chúng chủ động phát hiện, tố giác tội phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm. Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ở địa phương nào thì chính quyền nơi đó phải tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật công tác; xác định rõ trách nhiệm và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống tội phạm; xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nhất là lực lượng nòng cốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm.
Trong 6 tháng qua, với sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp, mà nòng cốt là lực lượng Công an và sự vào cuộc tích cực của báo chí, số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến rất phức tạp.
Theo Phương Nhi/baohatinh.vn
Tin mới cập nhật
- Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường ( 21/11)
- Chấp hành luật giao thông phải trở thành nhu cầu tự thân, hành vi tự giác ( 19/11)
- Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy ( 08/11)
- Bảo vệ người dân trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng ( 23/10)
- Đấu tranh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng ( 16/10)
- Tập trung '3 tăng cường' trong hợp tác Việt – Lào phòng chống ma tuý và tội phạm ( 15/10)