Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan điểm này khi phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12.

Sáng 10/12, tiếp tục Phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung làm bằng được trong thời gian tới, đó là kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong; đồng thời “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng với mục tiêu, lộ trình cụ thể cho từng nhóm độ tuổi.

Sáng 8/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ sáu và tiến hành thảo luận về nội dung xây dựng luật.

Phát biểu tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta cần có tầm nhìn, hành động và giải pháp đặc biệt, phù hợp, linh hoạt, tất cả vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Công điện 1662/CĐ-TTg ngày 2/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường rà soát công tác tiêm vaccine; quản lý, điều trị người bị nhiễm COVID-19.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, có cách làm phù hợp, nhất là bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.

Sáng ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

Ngày 26-11, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố 12 nghị quyết đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ hai và đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực ban hành. Trong đó, Quốc hội quyết nghị về GDP, thu nhập đầu người, bội chi ngân sách nhà nước và lùi cải cách tiền lương trong năm 2022...

Trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ ngày 25 đến 26-11 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó chủ tịch Quốc hội làm việc với Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương để xem xét về 5 vấn đề cấp bách, dự kiến được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Cho ý kiến về các nội dung trong báo cáo giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, công tác giám sát cần cụ thể, sâu sát, chỉ giám sát chung chung thì không có hiệu lực, hiệu quả.

Sáng 22-11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Sáng ngày 17/11/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 11 năm 2021 bằng hình thức trực tuyến.

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức tuyển chọn, xuất bản cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới phải bảo đảm khả thi, dễ thực hiện, thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu. Việc thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải dựa trên nguyên tắc: 5K + vaccine + thuốc điều trị + các biện pháp điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của người dân và các biện pháp khác…

Chiều 16-11, tại Hà Nội, thực hiện Chương trình công tác của Bộ Chính trị năm 2021, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến các đề án của Ban Tổ chức Trung ương dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2021), ngày 14/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư:

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 10/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Những ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội cần được nghiêm túc tiếp thu, từng bước khắc phục chắc chắn nhưng phải rất khẩn trương. Không thể để xảy ra một đợt dịch gây đau thương, tổn thất lớn như vừa qua.