Sáng 18/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo để nghe Bộ Y tế báo cáo, rà soát chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm; những vấn đề tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán các nguồn vaccine trên thế giới; các dự án nghiên cứu, đầu tư sản xuất vaccine trong nước…
Ngày 16-6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm 2021.
Sáng 15-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 57 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tại Thông báo 160/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine.
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, có thể còn kéo dài, do đó các cấp ủy, chính quyền, người dân không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bên cạnh việc chủ động phòng ngừa, mua và tiêm vaccine, phải tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng vào cuộc quyết liệt để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân.
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021, Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng ngay chương trình quốc gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine; tháo gỡ bằng được mọi khó khăn, vướng mắc, quyết tâm nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất bằng được vaccine phòng chống COVID-19. Xây dựng kế hoạch chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo các ngành, địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) cần quyết tâm cao trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2021.
Ngày 3-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh tham dự phiên họp theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.
Kiên định tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Đó là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, kiều bào ta ở nước ngoài... tham gia đóng góp ủng hộ để toàn dân, toàn quân sớm chiến thắng dịch bệnh; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành, kiều bào, nhân dân không được lơ là, chủ quan; nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.
Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vaccine sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu đều phải triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chiến lược vaccine phòng dịch COVID-19.
Chiều ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19, kết luận nhiều nội dung mới, quan trọng về nhiệm vụ phòng chống dịch trong bối cảnh mới, trong đó nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện các quy định để có chiến lược hoàn chỉnh về phòng chống dịch trong khu công nghiệp; thực hiện bằng được chiến lược vaccine theo tinh thần thần tốc hơn nữa, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi phải có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt, giải pháp đặc biệt; và châu Á cần một khung khổ hợp tác mới với những đột phá cần thiết để vừa giúp nền kinh tế trụ vững qua đại dịch, vừa đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và bao trùm trong tương lai, cùng nhau “Chung tay xây dựng Châu Á hòa bình, hợp tác, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong kỷ nguyên hậu COVID-19”.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 về việc mua vaccine phòng COVID-19.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Ngày 13-5, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và liên danh nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (Hợp đồng BOT) dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) khẳng định: Những vấn đề lớn trong chiến lược chống dịch là xuyên suốt, không thay đổi. Tùy từng giai đoạn, thời điểm chúng ta phải có điều chỉnh, tập trung vào những khâu nào, việc gì, phù hợp với tình hình, năng lực thực tế.
Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch COVID-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm dứt ngay, không để tái diễn.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ở nước ta và trong khu vực, chúng ta đã quyết liệt hành động, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Nhưng tình hình diễn biến xấu, đòi hỏi có biện pháp mạnh hơn, chủ động hơn và tấn công mạnh mẽ hơn để chống dịch, vì sức khỏe nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.