Cụ thể:
Tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Quốc hội nêu rõ mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Một số chỉ tiêu đặt ra trong nghị quyết như: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn...
Tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, Quốc hội quyết định một số chỉ tiêu chủ yếu, đáng chú ý như: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 đô la Mỹ (USD); tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%...
Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu tổng quát là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước...
Các đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tại một phiên họp của Kỳ họp thứ 2. Ảnh: Quốc Khánh
Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thì thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.784.600 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Quốc hội cũng quyết định: Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Tại Nghị quyết số 40/2021/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, Quốc hội quyết định: Tổng số thu ngân sách trung ương là 739.132 tỷ đồng; Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.087.032 tỷ đồng.
* Ngoài ra, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 36/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 42/2021/QH15 về Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Nguồn: Hằng Phương/qdnd.vn
Tin mới cập nhật
- Làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác giữa các đảng chính trị ở khu vực châu Á ( 22/11)
- Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia ( 22/11)
- Tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thông qua việc sắp xếp, mở rộng, tăng quy mô đơn vị hành chính ở các đô thị Việt Nam ( 22/11)
- Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ( 15/11)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ( 13/11)
- Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội ( 12/11)