Độc lập và tự chủ- Những giá trị vĩnh hằng
EmailPrintAa
08:40 31/08/2012

Cứ mỗi dịp mùa Thu tháng Tám về là trong lòng mỗi người dân nước Việt lại rưng rưng niềm tự hào về những ngày tháng khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Qua 67 mùa Thu lịch sử, đến hôm nay, giữa bao biến động của thế giới và khu vực, những lời tuyên bố hùng hồn và chất chứa xúc động trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vang lên đầy kiêu hãnh trong hàng chục triệu trái tim: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

Để có được lời Tuyên bố ấy, hàng chục thế kỷ, biết bao thế hệ người Việt Nam, từ các bậc đế vương, anh hùng hào kiệt, danh nhân danh tướng, nhân sĩ trí thức cho đến những người dân chân đất áo vải đã nằm gai nếm mật, nuồi chí căm thù, dốc hết sức lực, trí tuệ, đấu tranh với kẻ thù xâm lược để giữ gìn giang sơn gấm vóc. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, với cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi của dân tộc. Đích đến cuối cùng của con đường ấy là đánh đuổi thực dân đế quốc, xóa bỏ chế độ phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ công nông. Một Nhà nước do người dân làm chủ. Đây cũng là Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Độc lập và tự chủ, đó là 2 thành quả lớn mà cuộc cách mạng Tháng Tám và quốc khánh 2-9 mang lại cho dân tộc Việt Nam, không chỉ 67 năm qua mà cho hàng ngàn năm sau. Dù sông cạn đá mòn, dù lịch sử biến thiên, dù thế giới nhiều ba động, song những giá trị ấy mãi mãi sẽ vĩnh hằng với người dân Việt Nam, với dân tộc Việt Nam. Đó là lẽ sinh tồn của dân tộc, là lý tưởng sống của bao thế hệ thanh niên, là nỗi lo âu trĩu nặng trên vầng trán của các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là tiếng lòng của bao người dân đất Việt. Cũng chính vì lẽ ấy mà trước đó, tháng 7 năm 1945, Bác Hồ đã nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp : “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Ngày 26-12-1946, nền độc lập non trẻ bị đe dọa, trong tình thế nguy nan của đất nước, Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lê” Sau này, khi đế quốc Mỹ dã tâm xâm chiếm, chia cắt đất nước ta thành hai miền Nam-Bắc, Bác lại viết trong lời kêu gọi chống Mỹ cúu nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp khác có thể bị tàn phá . Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do.Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Ngày đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Người không còn được nhìn thấy. Nhưng điều đó Người đã tiên lượng được trước lúc đi xa. Mở đầu bản Di chúc, Người viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù còn phải trải qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa nhưng nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Dù biết mình sẽ phải đi xa nhưng Người hiểu, một dân tộc yêu hòa bình, tự do, khát khao được tự chủ như dân tộc ta, chắc chắn sẽ quyết tâm giành được độc lập tự do, dù máu chảy thành sông, xương chất thành núi, dù phải ra trước pháp trường, phải chịu gông cùm tù ngục, đói rét cơ hàn, sống dưới lòng đất hay phải âm thầm đau khổ trong vỏ bọc kẻ thù. Thành thị, nông thôn, núi rừng, biển cả, ở đâu cũng ngời lên tinh thần bất khuất chống kẻ thù xâm lược giành lại quyền độc lập tự chủ bị tước đoạt, giữ vững lời thề Độc Lập với Chính phủ trMít tinh tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội 19/8/1945. ong buổi sáng thiêng liêng ở quảng trường Ba Đình.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập

Độc lập và tự chủ không chỉ là khát vọng sống của cả dân tộc mà đã trở thành tình yêu. Yêu Tổ quốc, yêu hòa bình độc lập, hàng triệu người con trung hiếu đã hy sinh tuổi xuân. Biết bao người con anh hùng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, 10 cô gái Đồng Lộc…đã hy sinh dũng cảm. Họ rất thanh thản vì biết rằng sự hy sinh của mình là không uổng phí và một ngày đất nước sẽ nở hoa độc lập, kết trái tự do. Lời hẹn trở về của biết bao chàng trai trước ngày ra trận với gia đình và người yêu thương là ngày hòa bình, thống nhất đất nước. “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả”. Đó là lời tuyên bố của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước lúc ra pháp trường. Tình yêu gia đình, tình yêu trai gái đã hòa vào khát vọng tự do, độc lập, hòa vào tình yêu Tổ quốc quê hương, trở thành tiếng gọi gấp gáp mà thiêng liêng trong sâu thẳm trái tìm của những chàng trai, cô gái Việt Nam khi Tổ quốc lâm nguy.

Hôm nay đất nước đã hòa bình tự do, nhưng bờ cõi giang sơn còn luôn bị các thế lực bên ngoài nhòm ngó. Hơn lúc nào hết, trong những ngày Thu lịch sử này, chúng ta càng ý thức hơn được nghĩa vụ và trách nhiệm phải góp phần bảo vệ nền độc lập của dân tộc, hòa bình cho nhân dân. Phải bằng sức lực, trí tuệ làm cho dân giàu, nước mạnh, đó là cách để chúng ta có thể tự chủ trên nhiều phương diện và tự mình có thể bảo vệ được mình trước sự đe dọa của các lực lượng thù địch và sự dòm ngó của những kẻ có mưu đồ xâm chiếm biển đảo Việt Nam. Tiếng vọng của non nước từ Ba Đình lịch sử cách đây 67 năm là sức mạnh, niềm tin cho những người lính đang cầm chắc tay súng ngoài biển khơi. Để độc lập và tự chủ luôn vĩnh hằng cùng đất nước, đòi hỏi mỗi suy nghĩ và hành động của mỗi một người con mang dòng máu Lạc Hồng


    Ý kiến bạn đọc