Góp ý Lời nói đầu và Chương I Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
EmailPrintAa
09:05 02/05/2013

Hiến pháp làđạo luật gốc của quốc gia, chính vì vậy khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương sửa đổi Hiến pháp 1992 (bổ sung năm 2001) đã được sự hưởng ứng của nhân dân, tạo ra không khí sinh hoạt chính trị dân chủ và rộng khắp trong cả nước. Trong khuôn khổ bài báo, tôi chỉ góp ý về cách diễn đạt của Lời nói đầu và Chương I“Chế độ chính trị” như sau:

Về Lời nói đầu:Nghiên cứu các bản hiến pháp, từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 đều thấy xu hướng kéo dài lời nói đầu. Nếu như Hiến pháp 1946 có 238 từ thì Hiến pháp 1959 có tới 1.276 từ, Hiến pháp 1980 tăng lên 1.706 từ. Hiến pháp 1992 giảm xuống còn 532 từ. Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có sự kế thừa và tinh gọn lời nói đầu khi chỉ còn 449 từ. Việt Nam xây dựng Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất nên những quy định trong bản Hiến pháp nên là những vấn đề chung có tính nguyên tắc, không nên dàn trải và thiên về các quy phạm pháp luật cụ thể vì dưới Hiến pháp sẽ có các đạo luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể. Hiến pháp càng ngắn gọn, cô đọng, súc tích, dễ hiểu càng dễ nhớ, có tính khả thi cao. Tiếp cận theo hướng như vậy nên theo tôi, phần Lời nói đầu của bản Dự thảo Hiến pháp 2013 nên thu lại cho ngắn gọn hơn. Cụ thể là: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử . 

Kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành bản Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chúng ta đã nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam nên chỉ cần nêu Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đủ mà không cần phải liệt kê các sự kiện và có phần trùng lặp với Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.

Trong Chương I, Điều 2 theo tôi nên sửa lại là: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. 

Trong Cương lĩnh của Đảng năm 2011 và Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội X và Đại hội XI của Đảng chúng ta đã khẳng định theo Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. Nói cách khác, Đảng là một bộ phận của giai cấp nhưng đại diện trung thành cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động và của dân tộc. Vậy Hiến pháp phải là của nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Về Điều 4 của bản Hiến pháp: Đây cũng là một trong những trọng tâm trao đổi, tranh luận. Tựu trung lại có 2 luồng ý kiến là nên giữ Điều 4 và không nên giữ Điều 4 về sựlãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp. Xem lại 4 bản Hiến pháp đã có, chúng ta thấy Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 không đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng. Từ Hiến pháp 1980, tại Điều 4 chúng ta mới nêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành một quy tắc Hiến định, được Hiến pháp 1992 kế thừa và Dự thảo lần này đã tiếp tục bổ sung. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm giữ Điều 4 và có những bổ sung cụ thể. Tuy nhiên để tinh gọn, dễ hiểu thì Điều 4 nên viết lại theo cách diễn đạt sau: 

1. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 

2. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 

3. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.

Viết ngắn gọn như vậy một mặt khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn bộ hệthống chính trị bởi suy cho cùng bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có đảng chính trị và chịu sự chi phối bởi đường lối của đảng cầm quyền. Công khai hay ngầm định cũng đều là thể hiện sự cầm quyền của 1 đảng chính trị nào đó. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một Đảng cầm quyền nên chúng ta khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều phù hợp. Hơn nữa, trong lý luận về Đảng cầm quyền chúng ta thường lý giải sự cầm quyền được thể hiện trên ba phương diện là về cơ sở lý luận, về cơsở pháp lý và về thực tiễn. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền lãnh đạo đất nước trải qua bao thăng trầm của lịch sử và đã được lịch sử dân tộc ghi nhận thì Hiến pháp ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên, với tính chất của một bản Hiến pháp cần sự cô đọng, ngắn gọn và súc tích và những vấn đề đóđã được ghi nhận rất rõ trong các văn kiện của Đảng, đã công khai qua các lần đại hội đảng với toàn dân và thậm chí là toàn thế giới bởi các văn kiện của Đảng đã được công bố rộng rãi trên mạng in-tơ-net.

Vấn đề mà mọi người còn băn khoăn là Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình như thế nào? Cơ chế nào để nhân dân giám sát và sự chịu trách nhiệm của Đảng đến đâu để nhân dân thực sự kiểm soátđược? Do đó, thời gian tới cần có cơ chế để nhân dân thực sự giám sát hoạt động của Đảng thông qua Luật về Đảng.

Trong Điều 9 đề cập đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 

2. Mặt trận Tổquốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đạiđoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức. 

3. Nhà nước tạođiều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”. 

Quy định nhưvậy có những điểm rất mới so với Hiến pháp 1992 và Dự thảo có thêm khoản 3 về việc Nhà nước tạo điều kiện cho Mặt trận hoạt động. Nhưng theo tôi vô hình trung lại thu hẹp quyền của Mặt trận và có vẻ như Mặt trận ở thế yếu bởi nếu Nhà nước không tạo điều kiện thì Mặt trận sẽ hoạt động như thế nào? Phải chăng lâu nay Mặt trận hoạt động chưa mạnh là do thiếu sự quan tâm của Nhà nước? Hơn nữa, việc bỏ phần liệt kê như Điều 9 của Hiến pháp 1992: “Mặt trận tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận -là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước” và lại vẫn giữ nguyên điều 10 về Côngđoàn Việt Nam thì dễ dẫn đến sự so sánh về vị trí, vai trò của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị và như vậy tất yếu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác sẽ yêu cầu là Dự thảo Hiến pháp cần có điều quy định riêng về vị trí, vai trò của tổ chức mình.

Chính vì vậy, theo tác giả bài viết, nên gộp Điều 9 và Điều 10 thành một điều như sau: 

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng Công đoàn Việt Nam, tổ chức Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sởchính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ,nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạtđộng của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức”.

Việc sửa đổi Hiến pháp là việc lớn, hệ trọng, việc mỗi người dân có trách nhiệm tìm hiểu và phát biểu ý kiến là thiết thực xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


    Ý kiến bạn đọc