Hà Tĩnh xếp thứ hai toàn quốc sau 9 tuần thi tìm hiểu ngày truyền thống ngành Tuyên giáo
EmailPrintAa
16:53 25/05/2020

Trong tuần thi thứ 9 Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, Hà Tĩnh có 5 người đạt giải với 4 giải ba và 1 giải khuyến khích.

Đến thời điểm này, Hà Tĩnh đang giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc trong Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng với 21.928 người tham gia, 58.810 lượt dự thi.

Anh Võ Quang Đạt - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc đạt giải ba tuần thi thứ 9.

Theo kết quả, 4 người của tỉnh Hà Tĩnh đạt giải ba gồm: anh Võ Quang Đạt - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc; anh Võ Quang Trung - thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn; chị Nguyễn Thị Thùy Dung - Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh và anh Phan Khắc Bách - xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc.

1 giải khuyến khích thuộc về anh Nguyễn Doãn Báu - xóm 2, Bồng Giang, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang.

Anh Phan Khắc Bách đã đạt 5 giải trong các tuần thi.

Trong số các cá nhân đạt giải tuần này, anh Phan Khắc Bách trước đó từng đạt 4 giải (giải khuyến khích tuần 2, giải ba các tuần 5, 6, 7); anh Võ Quang Đạt từng đạt 2 giải (giải ba tuần thứ nhất và giải khuyến khích tuần 6); anh Nguyễn Doãn Báu từng đạt 3 giải (giải ba tuần 2, giải khuyến khích tuần 3 và giải nhì tuần 6).

Trong tuần thi thứ 9 (từ 18/5 - 25/5), cả nước có 181.100 người dự thi với 471.399 lượt thi, 42.948 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

Câu hỏi tuần 10:

Câu 1. Năm 1967, Ban Tuyên huấn Trung ương kiến nghị Ban Bí thư đưa cuộc vận động “Báo công, lập công” thành nền nếp hàng năm dựa trên kinh nghiệm các phong trào và cuộc vận động nào?

A. Phong trào thi đua “Hai giỏi” ở Quảng Bình và cuộc vận động “Báo công chống Mỹ, cứu nước” ở Thái Bình.

B. Phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”

C. Phong trào “Ba đảm đang” và “Xây dựng gia đình vẻ vang”

D. Phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Câu 2. Cuối năm 1969 và đầu năm 1970, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành đợt sinh hoạt chính trị nào?

A. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

B. Học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại.

C. Tiến bước theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

D. Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 3. “Nâng cao một bước quan trọng phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, năng lực vận dụng lý luận Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn công tác” là nội dung trong văn kiện nào của Đảng ban hành năm 1970?

A. Chỉ thị số 141-CT/TW của Ban Bí thư về công tác tư tưởng.

B. Nghị quyết số 210-NQ/TW về công tác giáo dục lý luận, chính trị và tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên.

C. Thông báo số 05-TB/VPTW về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện.

D. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Ban Bí thư về việc chuyển lớp A1 thành Trường lý luận tại chức

Câu 4. Năm 1970, Đảng ta đã đề ra biện pháp gì để thực hiện Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh?

A. Tất cả các đảng viên phải tham gia lớp nghiên cứu tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, các sách phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin

B. Công tác giáo dục lý luận, chính trị phải thực hiện theo phương châm kết hợp lý luận và thực tiễn

C. Kết hợp nâng cao nhận thức chính trị với trau dồi tư tưởng và đạo đức cách mạng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Chỉ thị số 190-CT/TW ngày 7/7/1971 của Ban Bí thư khóa III giao trách nhiệm cho cơ quan nào giúp Trung ương Đảng quản lý thống nhất toàn bộ đội ngũ trí thức?

A. Ban Tổ chức Trung ương.

B. Ban Tuyên huấn Trung ương.

C. Ban Khoa học giáo dục Trung ương phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương.

D. Ban Khoa học giáo dục Trung ương

Câu 6. Chủ trương của Ban Bí thư về công tác xuất bản và phát hành báo chí năm 1970 là “nâng cao chất lượng, sắp xếp lại lực lượng báo chí” nhằm khắc phục hạn chế gì?

A. Lực lượng làm công tác báo chí còn quá ít.

B. Báo chí tuyên truyền quá nhiều về kinh tế

C.Chất lượng chưa cao, chưa phát huy được tác dụng; Lực lượng báo chí phân phối chưa hợp lý; Báo địa phương chưa sát hợp với trình độ người đọc ở cơ sở.

D. Báo chí tuyên truyền về văn hóa xã hội

Câu 7. Trong năm 1973 và đầu năm 1974, 5 đợt tuyên truyền trong công tác tư tưởng của Đảng tập trung vào những nội dung gì?

A. Nâng cao niềm tự hào về truyền thống anh hùng; cổ vũ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

B. Làm rõ nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trong kế hoạch 2 năm 1973 -1974.

C. Vạch trần hành động vi phạm Hiệp định Paris của Mỹ- Ngụy, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 ngày 13/10/1973 đề ra nhiệm vụ chủ yếu gì của cách mạng miền Nam?

A. Đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; buộc địch nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Paris.

B. Phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp.

C. Tích cực mở luồng giao lưu kinh tế giữa vùng ta và vùng địch.

D. Tăng cường đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và tăng cường đoàn kết quốc tế

Câu 9. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ngành Tuyên giáo đã có những đóng góp quan trọng nào dưới đây?

A. Góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

B. Làm dấy lên cao trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân với khí thế sôi nổi, hào hùng.

C. Nêu cao chính nghĩa Việt Nam, tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của các nước XHCN anh em.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. “Em ơi em Đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó san sẻ/ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất nước muôn đời…” là lời của bài thơ Đất nước. Bạn cho biết ai là tác giả của bài thơ này?

A. Nguyễn Đình Thi.

B. Nguyễn Khoa Điềm.

C. Chế Lan Viên.

D. Tố Hữu

Nguồn: Đạt Võ/baohatinh.vn


    Ý kiến bạn đọc