Cụ thể, 13 dự án luật được thông qua tại Kỳ họp này gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Giá; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Biển Việt Nam.
07 Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp gồm: Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Nghị quyết về việc bổ sung 04 dự án vào Danh mục các dự án, công trình được phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015, 05 dự án thành phần thuộc tuyến đường ven biển Ninh Thuận và 4 tiểu dự án do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
06 dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến gồm: Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Luật sư (sửa đổi); Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi).
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe, thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo gồm: Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về việc bổ sung 4 dự án vào Danh mục các dự án, công trình được phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015, 5 dự án thành phần thuộc tuyến đường ven biển Ninh Thuận và 4 tiểu dự án do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ nghe, thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII; Báo cáo của UBTVQH giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về 05 Tờ trình gồm: Tờ trình của Chính phủ và báo cáo ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Đề án tổng thể tái cơ cầu nền kinh tế; Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội về việc quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách về dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012; Tờ trình của UBTVQH và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Tờ trình của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.
Đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước tham dự buổi họp báo
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, để góp phần thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới cử tri và nhân dân cả nước về hoạt động của Quốc hội, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 9 ngày truyền hình, phát thanh trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh VOV1 của Đài tiếng nói Việt Nam…
Như vậy, so với kỳ họp trước, số lượng các phiên họp được phát thanh – truyền hình trực tiếp tại Kỳ họp này đã tăng lên đáng kể với 15 phiên họp. Đặc biệt, Quốc hội đã có sự đổi mới trong việc mở rộng hình thức phát thanh, truyền hình trực tiếp đối với các phiên thảo luận ở hội trường về 02 dự án luật có phạm vi tác động, ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân, đó là: Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét vấn đề nhân sự, cụ thể là xem xét việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã có đơn xin từ nhiệm, nhưng do có vi phạm nên buộc phải bãi nhiệm.
Theo thẩm tra, xác minh, bà Yến có khuyết điểm là không trung thực trong kê khai hồ sơ đại biểu, không kê khai tư cách đảng viên cũng như những vấn đề liên quan tình trạng hôn nhân với ông Jimmy Trần, người đang bị cơ quan công an truy nã quốc tế.
Liên quan đến việc bà Yến gửi đơn xin từ nhiệm đến Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đơn này không được chấp thuận do không đúng theo quy định của pháp luật. Điều 57 Luật Tổ chức Quốc hội quy định, đại biểu Quốc hội chỉ có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác, còn khi có vi phạm về mặt pháp luật, đương nhiên phải bị bãi nhiệm.
Theo quy định, trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành./.
Tin mới cập nhật
- Đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh ( 10/01)
- Thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế ( 09/01)
- Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ ( 08/01)
- Tập trung cao độ chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 ( 08/01)
- Thủ tướng: Ngoại giao góp phần đắc lực, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng và các lực lượng sản xuất mới ( 07/01)
- Thông cáo báo chí chương trình Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ( 04/01)