Xét nghiệm để tìm F0, phân loại, điều trị chăm sóc phù hợp, hiệu quả
Công điện nêu rõ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc quán triệt công tác xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; tiếp theo Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021, Bộ Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công điện 1409/CĐ-BYT về xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch khi giãn cách xã hội.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phổ biến đến tất cả quận/huyện, xã/phường, thị trấn; tập trung thực hiện tại những địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.
Công điện cũng nêu, trên cơ sở kết quả thực hiện, các địa phương quyết định việc nới lỏng giãn cách xã hội theo nguyên tắc thực hiện có lộ trình và hạ dần cấp độ nguy cơ từng bước, chắc chắn.
Tại những địa bàn nguy cơ (vùng vàng) và bình thường mới (vùng xanh), các đơn vị thực hiện việc xét nghiệm với nhóm, địa điểm nguy cơ để kịp thời điều chỉnh phù hợp biện pháp phòng, chống dịch.
* Trước đó, trong Công điện 1409/CĐ-BYT, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khi thực hiện giãn cách xã hội, phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách. Nguyên tắc là ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể như thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...
Bộ Y tế nhấn mạnh thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam), địa phương phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Các đơn vị có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR.
Các địa bàn còn lại thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần, gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề.
Các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Nguồn: chinhphu.vn
Tin mới cập nhật
- Làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác giữa các đảng chính trị ở khu vực châu Á ( 22/11)
- Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia ( 22/11)
- Tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thông qua việc sắp xếp, mở rộng, tăng quy mô đơn vị hành chính ở các đô thị Việt Nam ( 22/11)
- Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ( 15/11)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ( 13/11)
- Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội ( 12/11)