Quyền phúc quyết của nhân dân
EmailPrintAa
16:22 06/03/2013

Trước hết tôi xin thống nhất với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần bổ sung thêm quyền phúc quyết của nhân dân.

Tuy nhiên sau 25 năm đổi mới tình hình kinh tế, xã hội của nước ta đã có những thay đổi sâu sắc toàn diện nên nhiều quy định của Hiến pháp đến nay không còn phù hợp. Việc sửa đổi Hiến pháp, theo tôi phải dựa trên kết quả tổng kết 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những quy định còn phù hợp của các Văn kiện Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992. Đồng thời phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu, quan điểm, định hướng nêu trong nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Giữa sửa đổi những vấn đề đã có được thực tiễn chứng minh là đúng đã có cơ sở tạo được sự thống nhất cao. Bản thân tôi cũng thống nhất với 9 nội dung cơ bản của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đưa ra.

Bản thân tôi là một chiến sĩ trí thức sống và làm việc trong hai chế độ, qua thực tiễn cuộc sống và làm việc tôi đã xin góp ý kiến Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 như sau:

Về lịch sử chúng ta đều biết rằng hơn 80 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là lực lượng duy nhất tổ chức vận động, lãnh đạo đồng thời là người đi tiên phong không sợ hy sinh gian khổ trong cuộc Cách mạnh tháng 8 giành lại độc lập dân tộc chủ quyền quốc gia xây dựng nước Việt Nam hiện đại với cơ chế dân chủ cộng hòa. 

Tiếp đó Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ thành quả của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng công cuộc đối mới hội nhập với cộng đồng quốc tế, tạo nên vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Về pháp lý vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã được quy định tại Điều 4, Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế. 

Tại Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 có ghi "tất cả các quốc gia đều có quyền lợi tự quyết" xuất phát từ việc đó các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình, tự do phát triển kinh tế xã hội và văn hóa. Vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã được thực tiễn kiểm nghiệm đã đem lại nhiều lợi ích, quyền lợi thiết thực cho nhân dân các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam, đã được xã hội công nhận và thừa nhận. Từ đó tiếp tục khẳng định Điều 4 trong Hiến pháp là rất cần thiết trong sửa đổi lần này và mãi mãi về sau.

Theo Điều 31 của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Trong khi Hiến pháp 1992 ghi rõ "công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước biểu quyết khi nhà nước có tổ chức trưng cầu ý dân" nếu vậy quyền này của dân đã bị thu hẹp hơn, chưa phù hợp. Hơn nữa tại Điều 76 quy định Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân là chưa đủ, vì vậy tôi xin đề nghị cần bổ sung thêm vào Hiến pháp quyền phúc quyết của nhân dân vốn đã được xác định tại Hiến pháp năm 1946 và có cơ chế bảo đảm người dân được thực hiện quyền này./.


    Ý kiến bạn đọc