Tiểu ban 1 gồm 23 thành viên, gồm có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Tiểu ban; Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó trưởng Tiểu ban; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó trưởng Tiểu ban thường trực, và các thành viên khác.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng công bố quyết định thành lập Tiểu ban, trình bày tóm tắt một số nội dung trình Tiểu ban xem xét, thông qua tại phiên họp. Sau khi thảo luận, Tiểu ban đã thông qua Kế hoạch Triển khai xây dựng Chuyên đề số 9; thông qua quy chế làm việc của Tiểu ban; quyết định phân công nhiệm cụ thành viên Tiểu ban; quyết định thành lập tổ biên tập. Cùng với đó, Tiểu ban đã cho ý kiến bước đầu về dự thảo Đề cương Báo cáo chuyên đề số 9.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã giao Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng 4 chuyên đề. Đó là Chiến lược lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Chuyên đề số 9); Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hội đồng tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN; Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN; Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Quang cảnh phiên họp
Ban chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội đã quyết định thành lập 4 Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội về từng chuyên đề.
Trong đó, Tiểu ban số 1 có trách nhiệm xây dựng chuyên đề số 9.
Việc nghiên cứu, xây dựng chuyên đề này nhằm củng cố, hoàn thiện lý luận về vị trí, vai trò của hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đánh giá về thực trạng hệ thống pháp luật và kết quả tổ chức thi hành pháp luật làm cơ sở đề xuất yêu cầu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, hoàn thiện báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tổ biên tập tiếp thu tối đa; tận dụng các kết quả của các cuộc tổng kết, bảo đảm tính kế thừa, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phát triển vấn đề và đưa ra những vấn đề mới có tính thuyết phục cao. Qua đó xây dựng Chuyên đề số 9 có chất lượng cao nhất, trình Ban chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến, quyết định.
Nguồn: Tin, ảnh: CHIẾN THẮNG/qdnd.vn
Tin mới cập nhật
- Làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác giữa các đảng chính trị ở khu vực châu Á ( 22/11)
- Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia ( 22/11)
- Tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thông qua việc sắp xếp, mở rộng, tăng quy mô đơn vị hành chính ở các đô thị Việt Nam ( 22/11)
- Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ( 15/11)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ( 13/11)
- Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội ( 12/11)