Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 cần làm bật lên những ưu tiên, quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực xã hội, chăm sóc con người so với nguồn lực hiện có, các nước có cùng trình độ phát triển, cũng như trong khu vực, trên thế giới - Ảnh: VGP/Đình Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 5 đã đạt và vượt nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu chậm so với mục tiêu đề ra như tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, bảo đảm giáo dục tối thiểu…
Lãnh đạo các bộ, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề, nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) trên tinh thần phân công trách nhiệm rất cụ thể, nhất là những lĩnh vực trọng yếu, nhiều vấn đề được người dân, xã hội quan tâm.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị một số nhóm chỉ tiêu bắt buộc (y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội, nhà ở…) trong Nghị quyết phải do Bộ trưởng bộ chuyên ngành chỉ đạo tổng kết - Ảnh: VGP/Đình Nam
Công tác tổng kết phải bám sát các nội dung Nghị quyết, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; bảo đảm an sinh xã hội (việc làm, thu nhập và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội, bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, chính sách an sinh xã hội trong đại dịch COVID-19); hợp tác quốc tế và các lĩnh vực khác có liên quan; nguồn lực thực hiện; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2020 và kết quả thực hiện đến năm 2022; đánh giá hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…
Một số nhóm chỉ tiêu bắt buộc (y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội, nhà ở…) trong Nghị quyết phải do Bộ trưởng bộ chuyên ngành chỉ đạo tổng kết. Bên cạnh việc tổng kết của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan nghiên cứu, chúng ta cần huy động tối đa, sử dụng hiệu quả sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đóng góp của nhân dân.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị tăng cường thực hiện các khảo sát thực tế, nghiên cứu để phát hiện những khía cạnh, vấn đề xã hội mới nổi - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị tăng cường thực hiện các khảo sát thực tế, nghiên cứu để phát hiện những khía cạnh, vấn đề xã hội mới nổi trong các nhóm đối tượng như công nhân, phụ nữ, người cao tuổi…
Các ý kiến thống nhất cho rằng việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) phải đưa ra đánh giá nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan, rút ra những mặt đạt được, bài học kinh nghiệm; những mặt chưa được và nguyên nhân.
Tập trung nhận diện các vấn đề xã hội mới, những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách xã hội của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Đề xuất những quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp khả thi cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế, thực tiễn của địa phương và đất nước trong thời kỳ mới.
Đây là cơ sở để xây dựng dự thảo nghị quyết mới có nội dung sâu sắc, khách quan, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thiết thực, có tính khả thi, các mục tiêu cụ thể gắn với thời gian, lộ trình phù hợp và các chủ trương, nghị quyết có liên quan của Trung ương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) cần làm rõ mối liên hệ ngày càng nhiều, ngày càng chặt chẽ giữa xã hội và các lĩnh vực khác (an ninh trật tự, quốc phòng, đối ngoại…). Bên cạnh đó, công tác tổng kết cần xem xét, tham khảo trong những xu thế quốc tế đã rõ như cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, dịch bệnh, an ninh mạng…
Trong tổng kết, đánh giá cần làm rõ chủ trương, chính sách ưu tiên, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực xã hội, chăm sóc con người so với nguồn lực hiện có, các nước có cùng trình độ phát triển, cũng như trong khu vực, trên thế giới; hiệu quả sử dụng các nguồn lực; những kinh nghiệm được rút ra.
"Tổng kết nghị quyết của Trung ương không chỉ đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm mà quan trọng là xác định những vấn đề mới về quan điểm, mục tiêu, từ đó đưa ra chủ trương, giải pháp phù hợp; góp phần vào xây dựng lý luận ", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Nguồn: Đình Nam/chinhphu.vn
( https://baochinhphu.vn/tap-trung-nhan-dien-cac-van-de-xa-hoi-moi-can-uu-tien-102220309123625892.htm )
Tin mới cập nhật
- Khai mạc Triển lãm Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( 26/12)
- Tổ chức Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” ( 03/12)
- Chủ động chăm lo cho người lao động dịp tết Nguyên đán ( 27/11)
- Thủ tướng yêu cầu giải ngân ngay các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát ( 20/11)
- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ( 19/11)
- Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước ( 12/11)