Một đám cưới theo nếp sống mới |
Nhiều đám cưới theo nếp sống mới được tổ chức tại hội trường ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa thôn, trước hôn lễ tổ chức cho cô dâu, chú rể đến dâng hương, hoa, trồng cây lưu niệm tại đài tưởng niệm hoặc nghĩa trang liệt sỹ. Các đám cưới đều thực hiện nghiêm quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình; việc đăng ký kết hôn được chính quyền thực hiện nhanh, gọn. Tình trạng phô trương, trình diễn đội hình rước dâu bằng nhiều ô tô, xe máy đã được hạn chế. Nhiều đám cưới bỏ hút thuốc lá; hình thức trang trí, chủ hôn, văn nghệ do Đoàn Thanh niên đảm nhận thể hiện rõ nếp sống văn minh, tiết kiệm…
Trong việc tổ chức tang lễ, nhìn chung các đám tang thực hiện nghiêm túc các quy định của chính quyền địa phương, hương ước của thôn, xóm, khối phố; không để thi hài người quá cố trong nhà quá 24 giờ; việc đốt vàng mã, yểm bùa, trừ tà, dùng vòng hoa, bức trướng, rải tiền dọc đường, bày biện nhiều mâm cỗ… giảm dần; tình trạng phương tiện đưa tang làm ảnh hưởng an toàn giao thông được hạn chế; các tuần tiết sau đám tang như: 03 ngày, 49 ngày, 100 ngày hầu hết được các gia đình tổ chức gọn nhẹ trong nội tộc. Vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể được phát huy và thể hiện rõ trong việc thành lập ban lễ tang, báo tang, viết điếu văn, tổ chức lễ tang và huy động lực lượng nội cựu, phương tiện phục vụ đám tang.
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp và theo hướng xã hội hóa. Hiện nay toàn tỉnh có 70 lễ hội với 12 lễ hội diễn ra thường xuyên. Phần lễ bảo đảm các nghi lễ truyền thống; phần hội, ngoài khôi phục các tục, trò chơi dân gian, các địa phương đã có nhiều sáng tạo, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trong nhân dân. Các lễ hội lịch sử đã chú trọng tính giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, như: Lễ hội Đền Chiêu Trưng, Đền Đô Đài Bùi Cầm Hổ, Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu... Thông qua các lễ hội đã góp phần lưu giữ, bảo tồn, phát triển những thuần phong, mỹ tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, dân tộc, khơi dậy truyền thống lịch sử, yêu nước và cách mạng của quê hương.
Lễ hội Chùa Chân Tiên, huyện Lộc Hà (Ảnh: Báo Hà Tĩnh) |
Việc thực hiện Chỉ thị 20 bước đầu đã tạo những chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, từng bước hình thành tư duy mới theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, làm giàu thêm truyền thống văn hóa quê hương, tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và chiến lược xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn và cốt cách của người dân Xứ Nghệ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 20, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản cụ thể hóa để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với đặc điểm tình hình và xu hướng hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội hiện nay của tỉnh cũng như của các địa phương, đơn vị.
- Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền các mô hình, điển hình. Kịp thời phát hiện những nhân tố mới, nhân tố tích cực trong việc thực hiện Chỉ thị 20 để tuyên truyền nhân rộng ra toàn tỉnh. Đồng thời phê phán, lên án những hủ tục, thói quen lạc hậu, những phát sinh, biến tướng mới có biểu hiện tiêu cực trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện nếp sống văn minh về việc cưới, việc tang, lễ hội đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đưa nội dung Chỉ thị 20 gắn với việc bình xét, phân loại đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hàng năm. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh trong việc tang và lễ hội. Chú trọng xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, quy ước, hương ước ở các khu dân cư, thôn, bản, khối phố...
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang và các sinh hoạt khác đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, phê phán những biểu hiện phô trương, lãng phí, vụ lợi.
Phan Xuân Huấn - Văn phòng Tỉnh ủy
Tin mới cập nhật
- Tổ chức Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” ( 03/12)
- Chủ động chăm lo cho người lao động dịp tết Nguyên đán ( 27/11)
- Thủ tướng yêu cầu giải ngân ngay các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát ( 20/11)
- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ( 19/11)
- Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước ( 12/11)
- Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt ( 04/11)