Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã coi tự phê bình và phê bình (TPB&PB) là quy luật phát triển của Đảng và là biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng. Từ đó, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, Đảng luôn được xây dựng trong sạch, vững mạnh (TSVM), đủ sức chèo lái “con thuyền” cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi này đến thắng lợi khác; uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng không ngừng được củng cố, nâng cao; nhân dân tin tưởng, một lòng đi theo Đảng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng đang có một số biểu hiện đáng lo ngại: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” (NQ Trung ương 4).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng trong đó có nguyên nhân chính yếu là trong thời gian qua chúng ta đã không tiến hành TPB&PB một cách nghiêm túc, thực chất; đã kéo dài tình trạng khá phổ biến triển khai TPB&PB một cách hình thức; hoặc về thành tích thì khen một cách phô trương, còn những hạn chế, khuyết điểm thì đa phần che dấu, né tránh; hoặc phê bình khuyết điểm nhưng theo “tinh thần” đợi thời cơ để hạ bệ nhau... Chính nguyên nhân này đã trở thành “vi rút” tấn công vào công tác xây dựng Đảng như một bệnh dịch, lây lan đến “một bộ phận không nhỏ”, làm suy yếu “sức đề kháng” của Đảng, từ đó, đã làm suy yếu niềm tin của nhân dân và các đảng viên chân chính.
Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã tìm ra đúng “căn bệnh” và “phác đồ điều trị” cho căn bệnh này. Tuy nhiên, để từng bước giảm dần số lượng cán bộ, đảng viên “mắc” và tiến tới loại khỏi “bệnh” trong tổ chức Đảng đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ “phác đồ điều trị” một cách nghiêm túc.
BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức kiểm điểm tập thể
Trước hết là từ tinh thần tự giác, tự nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất lo ngại về vấn đề này. Người thường xuyên nhắc nhở các cán bộ, đảng viên phải biết giữ mình, sửa mình. Người nói: “Chúng ta không sợ sai lầm nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này thì nên chú ý tránh đi và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm trên này thì phải hết sức sửa chữa. Nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”.
Trong hội nghị hướng dẫn triển khai tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cho rằng điều quan trọng là phải tạo cho được không khí dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tin cậy nhau, tin cậy tổ chức, phải giữ vững nguyên tắc, tập trung vào những vấn đề mấu chốt, phải đi đến kết luận. Phải kết hợp tự phê bình và phê bình với việc sửa chữa ngay những khuyết điểm, yếu kém, thực hiện ngay các kết luận, không chờ đến hội nghị tổng kết...
Tin mới cập nhật
- Phòng dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh: Tổng hợp sức mạnh của ý Đảng - lòng dân ( 24/04)
- Hà Tĩnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xã ( 19/07)
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ( 30/01)
- Hội viên Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ( 08/01)
- Tổ chức đoàn cần họp ít, nói thuyết phục, làm hiệu quả ( 08/01)
- Tăng cường quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn Hà Tĩnh ( 04/01)