Dự lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự; các Phó Bí thư Tỉnh ủy: Trần Nam Hồng, Lê Thành Long; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự trao quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính, quyết định thành lập Đảng bộ, quyết định chỉ định UBND lâm thời thị xã Kỳ Anh cho lãnh đạo thị xã mới |
Theo đó, UBTV Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh với tổng diện tích điều chỉnh là 28.025,03 ha, 85.508 nhân khẩu; số diện tích và nhân khẩu này thuộc địa bàn thị trấn Kỳ Anh và 11 xã gồm: Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh và Kỳ Trinh. Địa giới hành chính thị xã Kỳ Anh gồm: phía Đông và Bắc giáp biển Đông, Tây giáp huyện Kỳ Anh, Nam giáp tỉnh Quảng Bình và huyện Kỳ Anh.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng công bố Nghị quyết số 903 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Kỳ Anh |
Cũng theo Nghị quyết, 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh được thành lập, gồm: phường Kỳ Liên trên cơ sở toàn bộ 1.290,2 ha diện tích tự nhiên và 7.146 nhân khẩu của xã Kỳ Liên; phường Kỳ Long trên cơ sở toàn bộ 2.136, 53ha diện tích tự nhiên và 9.891 nhân khẩu của xã Kỳ Long; phường Kỳ Phương trên cơ sở toàn bộ 3.548,33 ha diện tích tự nhiên và 8.255 nhân khẩu của xã Kỳ Phương; phường Kỳ Thịnh trên cơ sở toàn bộ 4.084,26 ha diện tích tự nhiên và 11.399 nhân khẩu của xã Kỳ Thịnh; phường Kỳ Trinh trên cơ sở toàn bộ 4.748,16 ha diện tích tự nhiên và 5.904 nhân khẩu của xã Kỳ Trinh; phường Sông Trí trên cơ sở toàn bộ 514,68ha diện tích tự nhiên và 11.612 nhân khẩu của thị trấn Kỳ Anh.
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch công bố Quyết định 1194/QĐ-TU về việc thành lập Đảng bộ thị xã Kỳ Anh và Quyết định 1755/QĐ-UBND về việc chỉ định UBND lâm thời thị xã Kỳ Anh |
Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Kỳ Anh còn lại 76.161,7ha diện tích tự nhiên, 120.518 nhân khẩu và 21 xã gồm: Kỳ Bắc, Kỳ Châu, Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Hải, Kỳ Hợp, Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Khang, Kỳ Tây, Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Kỳ Thượng, Kỳ Tiến, Kỳ Trung, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Văn và Kỳ Xuân. Địa giới hành chính huyện Kỳ Anh là: phía Đông giáp thị xã Kỳ Anh và biển Đông, Tây giáp huyện Cẩm Xuyên và tỉnh Quảng Bình, Nam giáp tỉnh Quảng Bình, Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên và biển Đông.
Phát biểu tại lễ trao quyết định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Kỳ Anh đã đi qua thời kỳ khó khăn, nghèo khổ nhất tỉnh để trở thành một địa phương phát triển với tốc độ cao. Việc chia tách địa giới hành chính nhằm mục tiêu đưa Kỳ Anh ngày càng đi lên, phát triển ổn định, lâu dài, toàn diện và hiệu quả. Vì vậy, Hà Tĩnh nói chung và Kỳ Anh nói riêng phải làm sao để đời sống nhân dân phải được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, cả nông thôn và thành thị phải cùng phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Hà Tĩnh nói chung và Kỳ Anh nói riêng phải làm sao để đời sống nhân dân phải được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, cả nông thôn và thành thị phải cùng phát triển. |
Việc chia tách địa giới và đơn vị hành chính mới trong giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nên Kỳ Anh cần tận dụng các lợi thế, cơ hội bên ngoài và phải phát huy tốt nội lực của mình. Để từng bước khắc phục khó khăn thì tỉnh phải quan tâm, tập trung đầu tư, không để xẩy ra bất ổn; có sự quy hoạch mang tính căn cơ, sát đúng, hiệu quả…
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự: Đây không chỉ là vinh dự lớn lao của Hà Tĩnh, của thị xã Kỳ Anh mà còn là tiền đề quan trọng để tăng tỷ lệ đô thị hóa, thúc đẩy KT – XH phát triển |
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự cho rằng, việc điều chỉnh địa giới hành chính và ra đời một bộ máy hành chính mới là yếu tố tất yếu, mang tính khách quan. Đây không chỉ là vinh dự lớn lao của Hà Tĩnh, của thị xã Kỳ Anh mà còn là tiền đề quan trọng để tăng tỷ lệ đô thị hóa, thúc đẩy KT – XH phát triển, tạo điều kiện để các địa phương phát triển nhanh hơn, gắn phát triển nông nghiệp - nông thôn với công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Dù là thị xã mới thành lập nhưng đây là địa phương tập trung hầu hết các dự án lớn của tỉnh, là trọng điểm thu ngân sách nên tỉnh quyết tâm, nỗ lực hết mình để đầu tư, hỗ trợ, xây dựng “đầu tàu” này phát triển toàn diện, bền vững, đúng định hướng, tạo vóc dáng mới…
Theo Tiến Phúc/Baohatinh.vn
Tin mới cập nhật
- Phòng dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh: Tổng hợp sức mạnh của ý Đảng - lòng dân ( 24/04)
- Hà Tĩnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xã ( 19/07)
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ( 30/01)
- Hội viên Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ( 08/01)
- Tổ chức đoàn cần họp ít, nói thuyết phục, làm hiệu quả ( 08/01)
- Tăng cường quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn Hà Tĩnh ( 04/01)