- Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể có những hoạt động nào thể hiện công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thưa ông?
Nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ năm nay, ngoài các đối tượng người có công với cách mạng đã được Chủ tịch nước tặng quà từ 200.000 - 400.000 đồng/suất, tùy từng đối tượng cụ thể, UBND tỉnh đã trích 997.800.000 đồng từ nguồn đảm bảo xã hội năm 2014 để tổ chức tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh với mức quà 200.000 đồng/suất.
ĐTN Vietcombank Hà Tĩnh và Đoàn khối DN trao tiền tài trợ xây nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Loan (thương binh hạng 4/4) tại xã Đức Lâm (Đức Thọ) |
Ngoài ra, các huyện, thành phố, thị xã và các địa phương cấp xã, phường, các tổ chức khác cũng đã tổ chức tặng quà, thăm hỏi, động viên đối tượng người có công với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các phòng LĐ-TB&XH cấp huyện trước khi lập danh sách cấp tiền quà cho đối tượng phải rà soát, đối chiếu công khai, minh bạch, chính xác, đúng mức quà, không để sót hoặc trùng cấp. Việc tặng quà phải kết hợp chu đáo với việc thăm hỏi, động viên của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn đến từng đối tượng. Theo kế hoạch, việc tổ chức tặng quà tận tay đối tượng hoàn thành trước ngày 26/7.
Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh cũng đã tổ chức dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Đường 9, Nầm và thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công, thương, bệnh binh tại các trung tâm điều dưỡng thương binh. Tối 26/7, các địa phương trong toàn tỉnh sẽ tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sĩ xã, phường.
- Xin ông cho biết, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành liên quan cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nào để tiếp tục đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa?
Trên cơ sở phát huy những thuận lợi, tranh thủ sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo nhân dân; bản thân người có công và gia đình của họ luôn phát huy truyền thống, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; hệ thống các chế độ, chính sách được bổ sung kịp thời. Thời gian tới, bên cạnh thực hiện tốt chính sách, đòi hỏi sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên hơn của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội trong công tác đền ơn đáp nghĩa; xem đây là nguồn lực trụ cột cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người có công.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước, thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục tăng cường phối hợp các sở, ngành, địa phương trong việc chăm lo, giúp đỡ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công. Tiếp tục huy động, xã hội hóa các hoạt động như: ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm; nhận chăm sóc, phụng dưỡng, giúp đỡ mẹ liệt sỹ, thân nhân người có công; ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh nặng theo Chỉ thị 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt hơn nữa các chế độ, chính sách người có công; đưa hoạt động đền ơn đáp nghĩa trở thành phong trào xã hội sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có tính lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội; góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
(TTCNTT: Theo baohatinh.vn)
Tin mới cập nhật
- Phòng dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh: Tổng hợp sức mạnh của ý Đảng - lòng dân ( 24/04)
- Hà Tĩnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xã ( 19/07)
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ( 30/01)
- Hội viên Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ( 08/01)
- Tổ chức đoàn cần họp ít, nói thuyết phục, làm hiệu quả ( 08/01)
- Tăng cường quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn Hà Tĩnh ( 04/01)