Về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề trọng tâm như: Về áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan; ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; doanh nghiệp xã hội; đăng ký thành lập doanh nghiệp; về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần và về cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị.
Đối với dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung liên quan như: Tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo các hình thức đầu tư; quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và về giám sát hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh) tham gia phát biểu tại phiên thảo luận tổ
Tại buổi thảo luận, các đại biểu đoàn Quảng Nam, Hà Tĩnh, Bắc Ninh trao đổi, thảo luận một số vấn đề như: doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp nhà nước trong quản lý kinh tế còn nhiều sơ hở, quản trị còn nhiều yếu kém, nhiều doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành lỗ nặng gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng...
Tham gia góp ý vào dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, các đại biểu Võ Kim Cự, Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh), Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, cần quy định chặt chẽ và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu và người đại diện trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước. Khi Luật ra đời sẽ góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước; khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và bảo đảm tính pháp lý đồng bộ với các luật liên quan. Việc ban hành Luật sẽ góp phần phục vụ cho quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí trong quản lý kinh tế.
Đối với Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu đề nghị cần thiết phải có hệ thống cơ quan nhà nước quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương về các loại hình doanh nghiệp từ khi ra đời cho đến lúc giải thể, hoặc phá sản.
Tin mới cập nhật
- Phòng dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh: Tổng hợp sức mạnh của ý Đảng - lòng dân ( 24/04)
- Hà Tĩnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xã ( 19/07)
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ( 30/01)
- Hội viên Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ( 08/01)
- Tổ chức đoàn cần họp ít, nói thuyết phục, làm hiệu quả ( 08/01)
- Tăng cường quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn Hà Tĩnh ( 04/01)