Ngày làm việc thứ 3 HĐND tỉnh: Chất vấn những vấn đề nỏng bỏng, cử tri quan tâm
EmailPrintAa
09:39 21/12/2012

Hôm qua, HĐND tỉnh bước sang ngày làm việc thứ ba với phiên chất vấn tại hội trường. Đại biểu đã tập trung chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành về vấn đề nóng bỏng mà cử tri tỉnh nhà quan tâm.

Mở đầu phiên chất vấn là câu hỏi, hiện nay toàn tỉnh có gần 10.000 trường hợp được UBND cấp xã, các tổ chức khác cấp đất trái thẩm quyền để làm nhà ở. Đề nghị UBND tỉnh cho biết kết quả xử lý? Nhữngvướng mắc và giải pháp khắc phục?

Đại biểu Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TNMT: Đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 9730 trường hợp được UBND cấp xã và các tổ chức khác giao đất làm nhà trái thẩm quyền, trong đó UDND cấp xã giao 8.204 trường hợp thôn xóm giao 962 trường hợp, các tổ chức giao 564 trường hợp. Đến nay, tổng số hồ sơ các xã, phường, thị trấn đã lập và nộp về UBND cấp huyện 8.010 hồ sơ, đạt 82,3% nhu cầu giải quyết, trong đó cấp huyện đã tổ chức thẩm định 7.558 hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. UBND các huyện cũng đã ký đã ký 5.022 giấy chứng nhận, đạt 51,6% so với nhu cầu. Tuy nhiên một số địa phương còn chậm trong việc giải quyết tồn đọng. 

Đại biểu Võ Tá Đinh trả lời chất vấn

 Mặc dù đã có sự vào cuộc của các sở, ban ngành chức năng nhưng thực tế cho thấy vấn đề quản lý nhà nước về cấp đất trái thẩm quyền trên địa bàn còn buông lỏng, phổ biến và kéo dài trong nhiều năm, giải quyết dứt điểm tình trạng này là một việc làm hết sức nan giải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số chính quyền địa phương cụ thể là các cấp xã, phường chưa xác định rõ thẩm quyền trong vấn đề cấp đất; tất cả các nguồn huy động của cấp xã phường cũng chủ yếu từ đất nên một số cán bộ cấp xã còn làm liều, thiếu tinh thần trách nhiệm, bên cạnh đó công tác xử lý vi phạm còn chưa nghiêm.

Vì thế, để góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, ngoài sự cố gắng của Sở TN&MT trong công tác chỉ đạo, giải quyết và tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại, các ngành chức năng liên quan cũng cần tăng cường bố trí cán bộ chuyên môn đôn đốc kiểm tra tại cơ sở. Cụ thể, ngành Thuế tập trung chỉ đạo phối hợp giải quyết kịp thời các thủ tục, nghĩa vụ, truy thu tiền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến độ. Về lâu dài, cần đo đạc, gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường công tác kiểm tra cơ sở, chấn chỉnh những vi phạm kéo dài.

Đặc biệt, trong vấn đề giải quyết tồn đọng, UBND các huyện, thị, thành phố cần tập trung bố trí thời gian, hoàn thành việc xét duyệt, niêm yết công khai và lập hồ sơ đang tồn đọng ở cấp xã; chỉ đạo các bám sát cơ sở để đôn đốc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện...

 Đại biểu Nguyễn Thị Nữ Y đặt câu hỏi chất vấn đối với Giám đốc Sở TN&MT 

 Về vấn đề các công trình nước sạch không phát huy tác dụng, gây lãng phí ngân sách, nguyên nhân và hướng giải quyết, đại biểu Đặng Ngọc Sơn trả lời: Đến nay, toàn tỉnh có 58 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó 24 công trình hoạt động tốt, 18 công trình phát huy hiệu quả chưa cao, 16 công trình hư hỏng không sử dụng. Tổng vốn đầu tư 58 công trình là 326,746 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 299,83 tỷ đồng, vốn dân đóng góp 26,85 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư công trình phát huy hiệu quả 296,98 tỷ đồng, chiếm 91% tổng vốn đầu tư; công trình phát huy hiệu quả chưa cao 15,5 tỷ đồng, chiếm 4,7%; công trình hư hỏng, không phát huy hiệu quả 14,2 tỷ đồng, chiếm 4,3%.

Giám đốc Sở NN&PTNT trả lời chất vấn

Trách nhiệm của vấn đề này thuộc về chủ đầu tư, UBND các xã, các đơn vị quản lý khai thác trong công tác khảo sát, lập dự án, thi công, sử dụng…; của Sở NN- PTNT và các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện, xã trong QLNN như thiếu kiểm tra, giám sát, đào tạo cán bộ, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong quá trình quản lý đầu tư, quản lý khai thác công trình.

Hướng khắc phục: Đối với công trình hư hỏng không phát huy hiệu quả hoặc hiệu quảthấp:Tổ chức khảo sát, đánh giá lại trử lượng, chất lượng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, khả năng đóng góp đối ứng của người dân, để có giải pháp sửa chữa, nâng cấp. Đối với công trình xây dựng mới: Rà soát lại toàn bộ quy hoạch từ năm 2010 trước và bổ sung điều chỉnh để các công trình xây dựng mới phải theo quy hoạch được phê duyệt. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình cho những vùng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, những vùng khó khăn về nguồn nước. Làm tốt công tác điều tra, khảo sát đánh giá trử lượng và chất lượng nguồn nước; nhu cầu dùng nước, khả năng đóng góp kinh phí đối ứng của người dân… Vềcông tác quản lý khai thác công trình: Củng cố, kiện toàn các Tổ chức quản lý khai thác công trình bảo đảm hiệu quả bền vững; Tăng cường công tác duy tu, bão dưỡng, sửa chữa chống xuống cấp công trình.Về công tác QLNN: Bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể về cấp nước sạch nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình; Kiện toàn, tăng cường vai trò công tác quản lý nhà nước cấp huyện, xã; Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý khai thác phù hợp với đặc điểm, quy mô của từng loại hình công trình theo hướng bền vững...


    Ý kiến bạn đọc