Theo Nghị quyết sửa đổi, Quốc hội chỉ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 3, quy định về mức độ tín nhiệm gồm 3 mức tín nhiệm là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Việc thông qua Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35 lần này, thể hiện sự đồng thuận cao của Đại biểu Quốc hội và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mặc dù đã được đa số Đại biểu tán thành và thông qua song trước khi đưa ra lấy ý kiến và sau khi Nghị quyết đã ban hành vẫn có một số ý kiến băn khoăn tại sao không tiến hành 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm và trong một nhiệm kỳ nên thực hiện 2 lần lấy phiếu (lần thứ nhất vào cuối năm thứ 2 hoặc đầu năm thứ ba, lần thứ hai vào cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ Quốc hội, HĐND) để những người được lấy phiếu có cơ hội khẳng định bản thân lấy lại niềm tin, uy tín. Các ý kiến này là rất chính đáng, tuy nhiên, nghiên cứu một số nội dung sửa đổi lần này, tôi thấy có nhiều điểm ưu việt, thể hiện được tầm nhìn của Quốc hội về công tác cán bộ.
Thứ nhất, dù quy định 3 mức lấy phiếu thì đại biểu chỉ thực hiện quyền của mình vào 1 ô nên cũng đủ không gian để họ thể hiện quan điểm về mức độ tín nhiệm. Bên cạnh đó, Nghị quyết chứa đựng được hai nội dung đồng thời về bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm. Theo Nghị quyết thì “Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ”; “Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm”. Rõ ràng hai cơ chế này có mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau vì lấy phiếu tín nhiệm tức là hoạt động giám sát để đánh giá quan điểm, mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, HĐND về các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho công tác nhân sự còn bỏ phiếu tín nhiệm thì có tác động trực tiếp hơn tức là thể hiện mức độ tín nhiệm của Quốc hội, HĐND đối với một chức danh nào đó do mình phê chuẩn hoặc bầu nhưng làm cơ sở cho Quốc hội, HĐND xem xét, có làm quy trình miễn nhiệm hay không.
Thứ hai, về thời hạn, thời điểm tổ chức lấy phiếu lần này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất một lần vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội hoặc HĐND nhằm xem việc lấy phiếu là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch nhân sự cho khóa tiếp theo. Điều này vừa khắc phục được những hạn chế của cơ chế lấy phiếu tín nhiệm hàng năm theo quy định hiện hành, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND, chất lượng hoạt động của bộ máy và ý thức rèn luyện, phấn đấu trong hoạt động công tác của người được lấy phiếu, bỏ phiếu, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác đánh giá cán bộ.
Phan Hương
Tin mới cập nhật
- Phòng dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh: Tổng hợp sức mạnh của ý Đảng - lòng dân ( 24/04)
- Hà Tĩnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xã ( 19/07)
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ( 30/01)
- Hội viên Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ( 08/01)
- Tổ chức đoàn cần họp ít, nói thuyết phục, làm hiệu quả ( 08/01)
- Tăng cường quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn Hà Tĩnh ( 04/01)