Một số điểm mới của Quy định số 30-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
EmailPrintAa
16:02 19/09/2016

Sau gần 5 năm thực hiện, Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (gọi tắt là Quyết định 46) hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khoá XI đã bộc lộ một số điểm không phù hợp với thực tiễn, khó khăn trong tổ chức thực hiện. Từ những kiến nghị, đề xuất của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tổng hợp, tham mưu cho Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Ngày 26/7/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng (gọi tắt là Quy định 30) trong đó, bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng để cụ thể hoá Điều lệ Đảng và phù hợp hơn với thực tiễn.
 
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị quán triệt,
triển khai Quy định thi hành Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng (nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
 

Những điểm mới là công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Quy định 30 là:

I. Về tên gọi và bố cục của văn bản

- Về tên gọi: Để bảo đảm sự thống nhất chung, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khoá XI” thành “Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng”.

- Về bố cục: Quy định 30 cơ bản giữ nguyên bố cục của Quyết định 46, nhưng có lược bỏ một số nội dung không còn phù hợp; bổ sung phần “căn cứ ban hành” và phần “Tổ chức thực hiện” Quy định.

II. Các nội dung cụ thể của Quy định

1. Về chủ thể kiểm tra, giám sát

Quy định 30 bổ sung “ban thường vụ đảng uỷ cơ sở” là chủ thể kiểm tra, giám sát; đồng thời bỏ quy định “cơ quan uỷ ban kiểm tra” là chủ thể kiểm tra.

Như vậy, chủ thể kiểm tra, giám sát bao gồm: Chi bộ; đảng uỷ bộ phận; cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp cơ sở trở lên; uỷ ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp uỷ (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ); ban cán sự đảng, đảng đoàn.

2. Về đối tượng kiểm tra, giám sát:

Bổ sung chi uỷ, ban thường vụ đảng uỷ cơ sở là đối tượng kiểm tra, giám sát cho phù hợp với Quy định 263-QĐ/TW, ngày 08/10/2014 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

Như vậy, đối tượng kiểm tra, giám sát theo Quy định 30gồm: Chi uỷ, chi bộ, đảng uỷ bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng uỷ cơ sở; cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ từ cấp trên cơ sở trở lên; uỷ ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.

3. Về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ:Quy định 30 bổ sung nhiệm vụ Chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ Chính trị hoặc cấp uỷ cùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp uỷ cùng cấp quản lý.”

4. Về nhiệm vụ của uỷ ban kiểm tra các cấp, Quy định 30 bổ sung nội dung: “Uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, để uỷ ban kiểm tra các cấpcó trách nhiệm phổ biến các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ.

5. Về trách nhiệm lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát,Quy định 30 bổ sung nội dung: “Cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, để cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp có sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến về công tác này đối với uỷ ban kiểm tra các cấp và các tổ chức đảng.

6. Quy định 30 có quy định, cùng với việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi thật sự cần thiết, trong đó có kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Khi thật sự cần thiết ở đây được hiểu là những vụ, việc thuộc lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

7. Về tổ chức bộ máy, cán bộ ủy ban kiểm tra các cấp, Quy định 30 nêu rõ: Nếu điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý. Ngoài việc thay đổi chủ nhiệm ủy ban kiểm tra như quy định của điều lệ Đảng, khi thay đổi phó chủ nhiệm hoặc ủy viên kiểm tra thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp dưới phải trao đổi với ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.

Khi điều động thành viên ủy ban kiểm tra (kể cả ủy viên kiêm chức) sang công tác ở các đơn vị khác trong đảng bộ nhưng không cơ cấu chức danh tham gia ủy ban kiểm tra thì đương nhiên thôi tham gia ủy ban kiểm tra đương nhiệm.

8. Về nội dung giám sát của uỷ ban kiểm tra các cấp:Quy định 30 bổ sung Giám sát đối với tổ chức đảng trong việcban hành các văn bảncó dấu hiệu trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”;

Giám sát đối với cấp uỷ viên và cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lýtrong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

9. Về thẩm quyền, nguyên tắc, thời hạn giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm trong giải quyết tố cáo, Quy định 30 bổ sung, sửa đổi một số nội dung:

- Không giải quyết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

- Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

- Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tái tố nhiều lần có dụng ý xấuphải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

- Chậm nhất 90 ngày làm việc theo quy định của Luật Lao động (gọi tắt là ngày làm việc). Quyết định 46 chỉ ghi chung 90 ngày làm việc.

- Bổ sung hành vi bị xử lý kỷ luật:Truy tìm người tốcáo, tốcáo mang tính bịa đặt và sửa đổi hành vi vu cáo thành vu khống.

10. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng, Quy định 30 bổ sung nội dung: Chỉ giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và vềnguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại .

Việc giải quyết khiếu nại kỷluật đảng được tiến hành từủy ban kiểm tra hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định thi hành kỷ luật” thành “Việc giải quyết khiếu nại kỷluật đảng được tiến hành từđảng uỷcơ sở, đảng uỷcấp trên cơ sở, uỷban kiểm tra, ban thường vụcấp uỷhoặc cấp uỷtừcấp huyện và tương đương trởlên”.

- Bỏ quy định cụ thể quyền khiếu nại của đảng viên lên đến Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương mà chỉ quy định đảng viên được quyền khiếu nại đến các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết.

- Bỏ nội dung quy định sau khi công bố quyết định kỷ luật nếu đảng viên khiếu nại trực tiếp thì ủy ban kiểm tra chủ động xem xét nếu thấy không đúng thì thay đổi hình thức cho phù hợp và khi tổ chức đảng cấp trên đang giải quyết khiếu nại thì ủy ban kiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình.

11. Trong xem xét, xử lý kỷ luật trong Đảng, Quy định 30 bổ sung một số nội dung sau:

12. Về thời hiệu xử lý kỷ luật trong Đảng:Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị”.

- Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý bằng pháp luật cho đồng bộ, kịp thời.

- Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

- Đối với chi bộ có chi ủy, nếu cách chức bí thư hoặc phó bí thư thì còn chi uỷ viên. Trong Quyết định 46 chỉ quy định đối với chi bộ không có chi uỷ.

- Trường hợp đảng viên có vi phạm ở tổ chức đảng sinh hoạt chính thức, sau khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát hiện thì do cấp uỷ nơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật.

- Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín.

Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định.

Bỏ nội dung: việc bỏ phiếu biểu quyết kỷ luật đảng phải tiến hành 2 lần; trong đó, lần 1 bỏ phiếu biểu quyết “có kỷ luật hay không kỷ luật”, trường hợp biểu quyết “có kỷ luật” thì bỏ phiếu lần 2 để biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. 

- Bổ sung nội dung xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu tổ chức đảng khi phát hiện đảng viên vi phạm mà không xem xét, xử lý ký luật đúng mức theo quy định của đảng, trong Quyết định 46 chỉ quy định xem xét trách nhiệm đối với tổ chức đảng.

- Về hiệu lực thi hành đối với quyết định kỷ luật của chi bộ: Bổ sung, sửa đổi nội dung: Trong vòng 10 ngày, chi bộban hành quyết định kỷluật trao cho đảng viên bịkỷluật, báo cáo cấp trên và lưu hồsơ. Quyết định kỷluật của chi bộ(trong đảng bộbộphận, đảng bộcơ sở) được đóng dấu của đảng uỷcơ sởvào phía trên góc trái.

13. Quy định 30 bổ sung nội dung liên quan đến việcbắt, khám xét đảng viên:chậm nhất là 3 ngày làm việc kểtừkhi cơ quan có thẩm quyền bắt, khám xét khẩn cấp, đảng viên là thủtrưởng cơ quan đó có trách nhiệm thông báo cho tổchức đảng trực tiếp quản lý đảng viên biết.

Ngoài các nội dung trên, Quy định 30 còn được chỉnh sửa, lược bỏ hoặc bổ sung một số từ, cụm từ, nội dung cho phù hợp.

Nguyễn Văn Lựu - Cơ quan UBKT Tỉnh ủy (Tổng hợp)


    Ý kiến bạn đọc