Sự kiện thế giới nổi bật trong thời gian qua
EmailPrintAa
15:24 22/03/2012

THÔNG TIN TƯ TƯỞNG SỐ 03/2012
Ban biên tập Tổng hợp
    * Sáu vấn đề chi phối kinh tế châu Á trong năm 2012

 

    Ny 6-1-2012, bphận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà Kinh tế (The Economist) đã đưa ra u vấn đkinh tế và chính trđược cho là schi phối tình hình  tại  châu  Á  trong  m 2012.  Th nhất  là  c  động của việc nền kinh tế toàn cầu tăng  trưởng  chậm  lại:  châu Á skhó đạt được mức tăng trưởng d o 6,4% trong m 2012 do c động của cuộc khủng hoảng ncông ở châu Âu và tốc đphục hồi chậm của nền kinh tế Mỹ. Thhai là chính sách kinh tế của Trung Quốc: triển vọng kinh tế của châu Á trong m 2012 phụ thuộc o tốc đtăng trưởng của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thhai thế giới y nhiều khnăng sthực hiện c biện pháp nhằm kích thích kinh tế và bù o những tổn thất do xuất khẩu giảm, song  không m mạnh tay do lo ngại lạm phát và giá ctăng cao. Hiện mức do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 là 8,2%. Th ba là việc chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc: Bắc Kinh sbắt đầu chuyển giao lãnh đạo cấp cao o cuối m 2012 và sự thay đổi lãnh đạo y sc động nhiều tới đời sống kinh tế thế giới. Th tư là tình hình chính  tr  tại  Cộng  a  n ch Nhânn Triều Tn sau cái chết của Nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Th m là những bất đồng vchquyền lãnh hải. Thu là c cuộc bầu ctại châu Á trong m 2012, như tổng  tuyển  c    n  Quốc, bầu c Quốc hội Malaysia.

* ASEAN - Trung Quốc họp lần 4 về thực hiện Doc

     Ngày 14-1-2012, cuộc họp lần thứ 4 c Quan chức cao cấp Hiệp hội c quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc (SOM) v thực hiện Tuyên bố vcách ứng xcủa c n ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra tại Bắc Kinh. Tại cuộc họp lần này, c n đã n những vấn đchính như kiểm điểm thực hiện DOC; trao đổi c biện pháp thực hiện bản Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC và lịch trình hoạt động của SOM và Nhóm công c chung m 2012. c n đều nhấn mạnh các nguyên tắc đã được đra trong Tuyên b DOC, đặc biệt là việc bảo đảm a bình, n định, an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết c tranh chấp bằng biện pháp a bình, không sdụng hoặc đe dọa sdụng vũ lực, tuân th luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc v Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); tiếp tục đối thoại y dựng lòng tin. Kiểm điểm việc thực hiện Tuyên bDOC, cuộc họp đã nhấn mạnh c n cần nlực n nữa việc thực hiện đầy đvà hiệu qu c cam kết và quy định đã được đra trong DOC, không làm gì phức tạp thêm tình hình, n trọng chquyền và quyền i phán của c quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS   1982,   đồng   thời n bạc đtriển khai c biện pháp y dựng lòng tin theo các nguyên tắc đã được đra trong Quy tắc hướng dẫn triển khai Tuyên b DOC đã được thông qua tháng 7-2011. Tn cơ sđó, cuộc họp nhấn mạnh cơ  chế  bảo  đảm  thực  hiện Tuyên bDOC, thông qua nâng cao hiệu quvà vai trò của cơ chế họp SOM ASEAN - Trung Quốc và Nhóm công c chung; xem t c đ nghị t chức một s hội thảo chuyên đvchia skinh nghiệm hợp c và y dựng lòng tin liên quan đến bảo đảm i trường biển, m kiếm cứu nạn, giảm nhrủi ro và nghiên cứu hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học... như là những biện pháp y dựng lòng tin.

* EU siết chặt qui định về cứu trợ vỡ nợ

Ngày 23-1-2012 Các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua hiệp ước siết chặt các quy định liên quan Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) - Quỹ cứu trợ dài hạn của Eurozone thay thế quỹ cứu trợ ngắn mang tên Cơ chế Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013. Theo Hiệp ước, ESM chỉ được áp dụng đối với những nước thông qua Công ước tài chính mới, dự kiến sẽ được các nước thành viên EU, trừ Anh, vào tháng 3 tới. Công ước tài chính mới được xem là “nguyên tắc vàng” nhằm siết chặt kỷ luật ngân  sách  để  tránh  nguy  cơ tái diễn khủng hoảng nợ công. Các bộ trưởng đồng thời kêu gọi các chủ nợ nhân nới lỏng quy định về lãi suất đối với những trái phiếu sẽ được Aten phát hành theo chương trình hoán đổi nợ.

* Nhật Bản lần đầu tiên thâm hụt thương mại trong vòng 31 năm

Ngày 25-1-2012, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, trong năm 2011, thâm hụt thương mại của nền kinh tế này là 2.490 tỉ yên (tương đương 32 tỉ USD) và đây lần thâm hụt thương mại đầu tiên của đất nước Mặt Trời mọc kể từ năm 1980. Những lí do chính của tình trạng này là thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái, đồng yên giảm mạnh ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ Eurozone làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các nhà giao dịch lao vào tìm kiếm sự an toàn ở đồng yên, đẩy giá trị đồng tiền này lên cao gây ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản.

*  Cuộc  đối  thoại  giữa Ban Thư ký ASEAN - ln hợp quốc

Ngày 7/2/2012, tại trụ sở Ban Thư Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakatara  (Indonesia)  đã  diễn ra  cuộc  đối  thoại  giữa  Ban Thư ASEAN Ban Thư ký Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên. Thông cáo báo chí ngày 8-2 của Ban Thư ký ASEAN cho biết, trong cuộc đối thoại do Phó Tổng Thư ký ASEAN Sayakane Sisouvong và Trợ lý Tổng Thư Liên hợp quốc Oscar Fernandez- Taranco chủ trì, hai bên đã trao đổi về phương thức làm việc của Ban Thư ký, cách thức phối hợp thực hiện Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Liên hợp quốc. Hai bên đã thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội thảo ASEAN - Liên hợp quốc với chủ đề “Bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong phòng ngừa xung đột, kiến tạo, gìn giữ và xây dựng hòa bình”, được tổ chức trong khuôn khổ Tuyên bố chung ASEAN - Liên hợp quốc được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 4 tại Bali (Indonesia) ngày 19-11-2011. Hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác thông  qua  một  loạt  các  hội thảo ASEAN - Liên hợp quốc về nhiều chủ đề liên quan như ngoại  giao  phòng  ngừa,  hòa giải ngăn chặn xung đột, gìn giữ hòa bình và xây dựng hòa bình sau xung đột.

* Giá lạnh hoành hành châu âu

Đợt không khí lạnh bất thường kéo dài hơn nửa tháng qua tại châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo các số liệu thống kê từ các cơ quan chức  năng,  số  người    gia cư thiệt mạng do lạnh giá trên khắp châu lục đã lên tới hơn 550 người. Cơ quan chức năng cảnh  báo  con  số  này  sẽ  tiếp tục tăng do thời tiết băng giá được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng 2 y. Tại khu vực Balkans và một số thành phố như Rome của Italy, Brussels của Bỉ, đảo Corsica của Pháp, tuyết rơi dày khiến gây cản trở nghiêm trọng hoạt động giao thông. Sông Danube, chảy qua 10 nước châu Âu, vốn có vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu, cung cấp năng lượng và đánh bắt cá ở châu lục này bị đóng băng dài hàng trăm km. Trong khi đó, tuyết rơi dày tại thủ đô của Montenegro đã tạo ra lớp băng tuyết lên tới 50 cm, mức kỷ lục trong vòng 50 năm, buộc các quan cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không phải tạm thời đóng cửa. Còn tại Hamburg, miền Bắc nước Đức, hàng nghìn người đã thử đi trên mặt sông, hồ bị đóng băng - hiện tượng xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua. Tại Ba Lan Cộng hòa Séc, bất chấp thời tiết giá lạnh, người dân và khách du lịch mang theo thuyền và giày trượt băng, đổ về những khu vực băng tuyết rơi dày để được một lần thử cảm giác mạnh. Tại một khu vực, khách du lịch còn tổ chức cắm trại ngoài trời khi nhiệt độ xuống tới âm 39 độ C.

* Đối thoại ASEAN - Ấn Độ lần thứ 4

Ngày  14-2-2012,  tại  thủ đô New Delhi của Ấn Độ diễn ra “Đối thoại Delhi ASEAN - Ấn Độ” lần thứ 4 (DDIV) với chủ đề “Quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và ổn định”. Tại cuộc Đối thoại, hai bên đã tập trung thảo luận các vấn đề về  triển  vọng   thách  thức của tiến trình hội nhập kinh tế, những thách thức an ninh phi truyền thống và chiến lược ứng phó, cấu trúc an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xây dựng mạng lưới tri thức và  khoa  học.  Tại  Hội  nghị, Ngoại   trưởng   S.M   Krishna đã đánh giá cao quan hệ đối thoại hiệu quả và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quan hệ đối tác giữa ASEAN và  Ấn  Độ.  Ông  khẳng  định việc phát huy đầy đủ hơn nữa “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho người dân Ấn Độ và các nước ASEAN.  Phó  Thủ  tướng  Hô Nam Hông cũng hoan nghênh các cam kết và sự đóng góp của Ấn Độ cho tiến trình xây dựng cộng đồng chung của ASEAN, trong đó có việc xây dựng kết nối cơ sở hạ tầng mới giữa Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ông kêu gọi nâng quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ lên tầm chiến lược.  Lãnh  đạo  các  bên  đều cho rằng, các cuộc đàm phán về Khu vực Thương mại tự do toàn diện ASEAN-Ấn Độ đang diễn ra sẽ sớm hoàn tất và hai bên phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 70 tỉ USD trong năm 2012.

TH.

 

    Ý kiến bạn đọc