Trong đó, bao gồm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, từ các chức danh cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trưởng các ban, bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương, đến bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Theo Quy định, về tiêu chuẩn chung, cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, để bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức; giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Đặc biệt, quy định của Bộ Chính trị nêu rõ, cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải là những cán bộ mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết và gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt trong việc chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai minh bạch, khách quan dân chủ trong công tác cán bộ.
Đồng thời, Quy định nêu rõ các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và uy tín, sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm.
Ngoài tiêu chuẩn chung, Quy định của Bộ Chính trị cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể; quy định các nhóm tiêu chí chung và các nhóm tiêu chí đặc thù theo từng nhóm chức danh cán bộ để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Về tổ chức thực hiện, Quy định của Bộ Chính trị nêu rõ, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức T.Ư, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan liên quan cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ diện Trung ương quản lý đã nêu trong Quy định này cho sát hợp đặc điểm, điều kiện, thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý chưa có trong Quy định này báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định,...
* Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Quy định nêu rõ, căn cứ Quy định này, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quy định cụ thể tiêu chuẩn, chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ đối với từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý sát hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị cấp mình.
Theo nhandan.com.vn
Tin mới cập nhật
- Tập trung tham mưu tinh gọn tổ chức bộ máy, để tăng tốc, bứt phá trong thực hiện mục tiêu đề ra ( 17/12)
- Bước khởi đầu quan trọng của đại hội đảng bộ các cấp ( 28/11)
- Huyện Hương Khê chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên ( 22/11)
- Đảng bộ huyện Hương Khê chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên ( 21/10)
- Suy nghĩ về công tác tổ chức xây dựng Đảng trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ( 15/10)
- Tập trung tham mưu hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng trong quý IV năm 2024 ( 03/10)