Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên
EmailPrintAa
16:45 30/06/2017

Để phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên một cách có hiệu quả, đòi hỏi các chủ thể, các tổ chức phải thực hiện nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ. Trong đó, một trong những giải pháp có vị trí, vai trò rất quan trọng là phải thường xuyên quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác.

Qua đó, không ngừng nâng cao “sức đề kháng” của cán bộ, đảng viên, theo phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” với “chống”, lấy “xây”, “phòng” là chính. Đây là công việc thường xuyên của các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị, trước hết là của các cấp ủy đảng, của lãnh đạo, chỉ huy, quản lý…; đồng thời, đó còn chính là công việc của mỗi cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, địa phương từ Trung ương đến cơ sở.

Yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng; yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đang và sẽ đặt ra những đòi hỏi mới cao hơn về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong lúc đó, như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước… Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”.

 
Ảnh minh họa / qdnd.vn  

Trong điều kiện hiện nay, nội dung giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bao gồm một số nội dung chủ yếu như:

Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, đoàn kết, kỷ luật. Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, quan điểm, lập trường, thái độ chính trị, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Nâng cao ý thức chấp hành Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng, tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Bồi dưỡng lối sống trong sạch, lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Thường xuyên nâng cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trên cơ sở lợi ích chung của Đảng, của nhân dân, của Tổ quốc, của dân tộc.

Thứ hai, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao trình độ nắm vững quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao trình độ nắm vững những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nâng cao trình độ, kiến thức lý luận và năng lực tổng kết thực tiễn để tiếp tục vận dụng vào điều kiện mới. Nâng cao khả năng thành thạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và biết vận dụng đúng đắn trong thực tiễn hoạt động trên từng lĩnh vực công tác mà mình đảm nhiệm.

Thứ ba, xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nội dung tập trung nhất trong xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong điều kiện mới là phương pháp, tác phong công tác khoa học, khách quan, thận trọng, cụ thể, sâu sát, biết gần gũi, chia sẻ, biết lắng nghe; thái độ tận tụy trong công việc.

Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một quá trình hoạt động của các chủ thể, các tổ chức, các lực lượng, thông qua công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, thông qua thực tiễn hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong điều kiện mới.     

 Để thực hiện tốt giải pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trong điều kiện mới cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp ủy đảng, cho lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, cần nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự cần thiết, nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, đề cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thông qua nhiều hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của mỗi đối tượng cụ thể để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Có thể thông qua giáo dục, bồi dưỡng tại nhà trường, tại cơ quan, đơn vị hoặc thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên để giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện của tổ chức, trước hết là của các cấp ủy đảng, của lãnh đạo, chỉ huy các cấp với việc thường xuyên tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của chính đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì. Trên cơ sở những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại các nhà trường, thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên để tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi chủ thể tham gia hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên cần xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, cần nắm vững nội dung và tìm kiếm các hình thức, biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Mỗi biện pháp cụ thể giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên đều có vị trí, vai trò nhất định, song giữa các biện pháp đó có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên chỉ có thể được nâng cao hơn, đáp ứng tốt hơn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay khi biết vận dụng tổng hợp các biện pháp đó.

Theo qdnd.vn


    Ý kiến bạn đọc