Ảnh minh họa
Đề án trên được thực hiện từ nay đến năm 2030 với mục tiêu sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức và tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả.
Mỗi bộ, ngành chỉ có tối đa 01 cơ sở đào tạo
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025, Đề án thực hiện tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, chồng chéo và trùng lắp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Mỗi bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chỉ có tối đa 01 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan trong hệ thống chính trị; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2025 có 25% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thường xuyên; 75% bảo đảm tự chủ tối thiểu 50% chi thường xuyên; 20% trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên và 5% trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên.
Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 phấn đấu 100% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công vụ, công chức; bảo đảm đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm từ 70% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do cơ sở thực hiện; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trường chính trị đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do trường thực hiện; nâng dần mức độ tự chủ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2030 có tối thiểu 50% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thường xuyên; 50% cơ sở còn lại bảo đảm tự chủ tối thiểu 60% trở lên chi thường xuyên.
Để đạt được những mục tiêu trên từ nay đến năm 2030, Đề án sẽ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả; tổ chức lại bộ máy bên trong của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng...
Nguồn: chinhphu.vn
Tin mới cập nhật
- Tập trung tham mưu tinh gọn tổ chức bộ máy, để tăng tốc, bứt phá trong thực hiện mục tiêu đề ra ( 17/12)
- Bước khởi đầu quan trọng của đại hội đảng bộ các cấp ( 28/11)
- Huyện Hương Khê chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên ( 22/11)
- Đảng bộ huyện Hương Khê chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên ( 21/10)
- Suy nghĩ về công tác tổ chức xây dựng Đảng trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ( 15/10)
- Tập trung tham mưu hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng trong quý IV năm 2024 ( 03/10)