Ngày 5/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 20, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, để đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021; Kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 19 đến nay.
Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thông qua thực hiện “diễn biến hòa bình”. Mục tiêu không bao giờ thay đổi của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt, khi chúng ta vừa tiến hành xong đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thế lực thù địch càng ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá. Chúng coi đây là thời cơ để thực hiện mưu đồ chính trị.
Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng và công tác quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng của Đảng còn những mặt hạn chế, khuyết điểm, một số người đã tung ra luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công”.
Kỷ luật nghiêm minh là sức mạnh của Đảng ta; là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên tuyệt đối phục tùng, chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Thi hành kỷ luật Đảng nghiêm minh, khách quan, công khai… là biện pháp hiệu quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tạo không khí phấn khởi và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới.
Một số phần tử phản động, thế lực thù địch bên ngoài và một số người bất đồng chính kiến đang cố tình xuyên tạc, hiểu sai cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay tại Việt Nam với các luận điệu như: Chống tham nhũng vẫn có giới hạn, vẫn có vùng cấm không được đụng tới; cuộc chiến chống tham nhũng không hiệu quả; nhân dân không tin tưởng vào thành công của cuộc đấu tranh này; chế độ độc đảng lãnh đạo là cái gốc sinh ra tham nhũng... Nhưng thực tế đã chứng minh không phải như vậy.
Sáng 26-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ 16, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019; đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm 2019.
Tổng Bí thư: Năm 2018 đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi trên 33.000 tỷ đồng; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt trên 30%
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (PCTN) mới đây khẳng định: “Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Một trong những yếu tố mang tính quyết định trong công tác PCTN cũng như sự chuyển biến trong nhận thức, sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng, nhân dân, sự đánh giá cao của bạn bè thế giới, các tổ chức quốc tế là vai trò của người đứng đầu. Việc củng cố, đổi mới Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo, đã mở ra một “trang mới” về công tác PCTN ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cũng từ bài học kinh nghiệm quý báu này mà thúc đẩy công tác PCTN ở nước ta trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết tình trạng “dưới lạnh” ở không ít nơi hiện nay. Để PCTN thành công và bền vững thì phải có nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, với nhiều lực lượng tham gia quyết liệt, trong đó, vai trò người đứng đầu, chỉ huy, tư lệnh các mặt trận đóng vai trò hết sức quan trọng.
Hai trong 6 nội dung, biện pháp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ rõ trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN được tổ chức ngày 25-6 tại Hà Nội, đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm chủ động phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng từ sớm.
Một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được từ thực tiễn quá trình này đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, ở địa bàn nông thôn.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị báo cáo viên trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Sâu sát cơ sở, tích cực kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những nảy sinh trong nhân dân, đó là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng ta; là phương pháp, tác phong công tác không thể thiếu của cán bộ, đảng viên. Biết là vậy nhưng không phải tổ chức đảng nào, cán bộ, đảng viên nào cũng ý thức rõ và thực hiện tốt công việc ý nghĩa này.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, 9 tháng đầu năm, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tích cực, chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào phong trào chung của tỉnh.
Chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là lĩnh vực rất “nóng” nhưng hết sức phức tạp, khó khăn. Với tinh thần “không có giới hạn, không có vùng cấm”, thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm đã và đang được đưa ra ánh sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng, vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, kích động sai sự thật, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm".
Đã gần tròn 5 năm kể từ khi Đảng ta triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Đây là một nghị quyết thể hiện bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu cao của Đảng ta nhằm không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Thế nhưng, vẫn có những kẻ cố tình tung tin hỏa mù để hạ thấp uy tín của Đảng ta. Song thực tiễn luôn là thước đo chân lý để chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cam go này, đi tới thành công hơn nữa.
Tham nhũng, tiêu cực là căn bệnh không phải bây giờ mới có. Thời phong kiến nhân dân ta thường dùng từ “quan tham” chỉ quan tham nhũng. Ngày nay tham nhũng, tiêu cực xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp có điều kiện tham nhũng cao, biểu hiện rõ nhất như: Lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; khác thác tài nguyên, khoáng sản; thu chi ngân sách; mua sắm công; tài chính; ngân hàng; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; công tác cán bộ; quản lý doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế...
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ở mục VI – Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã chỉ rõ: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... Nhiệm vụ trọng tâm số một.
Sáng 5/1, Tỉnh ủy Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng (5/1/1966 – 5/1/2016).
Sáng 29/12, Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh tham dự.
Chiều 9/9, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về Dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác nội chính.