Đồng chí Phan Cao Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh phát biểu |
Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện, đạt một số kết quả: 12/13 đơn vị thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện (ngoại trừ thị xã Hồng Lĩnh) với tổng nguồn vốn 23, 229 tỷ đồng, cho 845 hộ vay chăn nuôi bò, lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả... Cùng với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, Hội Nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội cho 78.000 nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh với dự nợ gần 3.128 tỷ đồng; liên kết với các doanh nghiệp cung ứng 12.056 tấn phân bón, 285 tấn lúa, lạc giống, 301.900 giống cây, 20.200 con giống cho nông dân sản xuất. Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với 26 sở, ngành, đơn vị với những nội dung cụ thể, thiết thực như: Xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu; dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn… Các cấp Hội Nông dân tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 118-TB/TU, ngày 14/6/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về công tác tập huấn thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới và kế hoạch phản biện việc sửa đổi, bổ sung các chính sách của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn.
Tuy vậy, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, do vậy chưa thực sự tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Một số nơi chưa được quan tâm đúng mức đến nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Một số cơ sở Hội chưa chủ động trong việc tham mưu, đề xuất các nội dung hoạt động với cấp ủy chính quyền, nên hoạt động kém hiệu quả, công tác kiểm tra chưa được chú trọng.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 436 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW và Quyết định số 673/QĐ-TTg bằng những việc làm cụ thể. Xây dựng các đề án trình cấp ủy, ủy ban nhân dân và các sở, ban ngành để có thêm nguồn lực hỗ trợ nông dân và xây dựng Hội Nông dân vững mạnh. Lồng ghép các nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới sát với thực tiễn từng địa phương. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Hội Nông dân các cấp, đặc biệt là đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân; vận động hội viên nông dân tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân theo hướng đào tạo theo thực tiễn, tránh đào tạo hình thức. Có các giải pháp huy động để tăng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, phát triển sản xuất.
Dương Trí Thức - Hội Nông dân tỉnh
Tin mới cập nhật
- Tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 7 ( 19/07)
- Tổ chức bồi dưỡng chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên năm 2018 ( 10/08)
- Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bổ nhiệm Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy ( 10/08)
- Các dự án đầu tư góp phần thay đổi hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội ( 05/12)
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh họp bàn 3 nghị quyết quan trọng ( 01/12)
- Trước Nghị quyết Trung ương 6, Hà Tĩnh kiện toàn tổ chức bộ máy ra sao? ( 29/11)