Phát huy sức mạnh của văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
EmailPrintAa
10:38 05/02/2016

Có lẽ ít có dân tộc, quốc gia nào trên thế giới mà suốt ngàn năm qua vẫn tồn tại trong tâm thức mỗi người dân hình ảnh ông Tổ chung của cả nước như dân tộc Việt Nam ta. Ngôi mộ tổ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh ở tỉnh Phú Thọ, cùng với câu ca dao quen thuộc:
 
Chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Sỹ Ngọ  

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Từ bao đời nay, như bức thông điệp thiêng liêng của tổ tiên gửi lại muôn vàn các thế hệ con cháu về tính cố kết cộng đồng, và về tinh thần "uống nước nhớ nguồn".

Cũng ít có dân tộc nào mà từ rất lâu, trong ngôn ngữ đã sớm xuất hiện hai chữ "đồng bào" (đồng là cùng, bào là bọc), có nghĩa là mỗi người dân Việt Nam, dù sống ở đâu, đều có cùng chung một bọc trứng từ mẹ Âu Cơ.

Đó là những truyền thuyết lớn nhất của lịch sử. Những truyền thuyết đó từ rất lâu đời là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của ngườiViệt Nam. Chủ nghĩa yêu nướctruyền thống, tính nhân văn, lòng vị tha, lối sống tình nghĩa v.v… được ra đời từ đó. Có lẽ thi sĩ Tố Hữu, người ca sĩ của cách mạngViệt Nam, đã cảm nhận sâu sắc được điều đó, khi nhà thơ tâm sự với chị Xara Lipman, nữ văn sĩ Thụy Điển nhân chuyến thăm của chị đến Việt Nam trong những ngày khói lửa của chiến tranh ác liệt. Tố Hữu nói: "Đất của chúng tôi là đất của tình thương, đất của sự chân thực. Bởi vì nếu không có tình yêu người và người, không có sự chân thành thì chúng tôi bị tiêu diệt lập tức. Trước mắt chúng tôi là Thái Bình Dương, đằng sau lưng là núi cao, chúng tôi chỉ có miếng đất này và sống trên miếng đất này mà thôi. Nếu chúng tôi không ôm nhau mà sống, mà đã ôm nhau thì phải chân thực với nhau mới có thể sống được. Ở đây không chịu được sự hằn học, sự giả dối của những người cùng chung số phận"[1]. Quả là một phát hiện tinh tế và sâu sắc về tâm hồn Việt Nam. Phát hiện đó của thi sĩ đã chi phối toàn bộ hồn thơ của tác giả, tạo nên tiếng nói yêu thương, tiếng nói tự hào về con ngườiViệt Nam. Trong bài thơ "Chào xuân 67", nhà thơ viết:

Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu

Trong khổ đau, Ngườiđẹp hơn nhiều

Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng

Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng.

Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời

Gì quý hơn giá trị con người

Ta hiểu vì sao ta chiến đấu

Ta hiểu vì ai ta hiến máu...

... Cám ơn Đảng đã cho ta dòng sữa

Bốn ngàn năm chan chứa ân tình

Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa

Kiếp tỳ nô vùng dậy chém nghê kình.

Đúng vậy, tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh Việt Namluôn là giá đỡ tinh thần để dân tộcta vượt qua nhiều thác ghềnh hiểm nguy của lịch sửđể tồn tại và phát triển. Thắng lợi của các cuộc chiến đấu chốngquân xâm lược dù nhỏ, dù lớn đều được viết bằng chữ "đồng", đúng như Bác Hồ từng chỉ ra khi kết thúc cuốn sách "Lịch sử nước ta":

Dân ta xin nhớ chữ đồng

Đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đồng minh[2]

Trong thời đại ngày nay, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo, nội dung "chữ đồng" đã có bước phát triểnmới. Bên cạnh khái niệm "đồng bào" còn có khái niệm "đồng chí", bên cạnh tình cảm dân tộccòn có tình cảm quốc tế. Tất cả đều có chung một ngọn nguồn: lối sống tình nghĩa của dân tộcViệt Nam. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân tộc ta vốn sống với nhau có tình có nghĩa. Từ ngày có Đảng lãnh đạo, tình nghĩa đó ngày càng phát triểntrở thành tình đồng bào, đồng chí, tình anh em bốn biển một nhà... Học chủ nghĩa Mác - Lênin là phải biết sống với nhau cho có tình có nghĩa. Nếu đọc bao nhiêu sách mà không sống với nhau cho có tình có nghĩa thì làm sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được", thì Bác Hồ không chỉ mở rộng khái niệm chữ "đồng", mà còn tạo ra một gạch nối giữa quá khứ với hiện tại. Giá trị của truyền thống phải được phát huy, phát triểnđể tạo thành sức mạnh của thời đại. Trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chốngMỹ của chúng ta trước đây, Đảng ta, dân tộcta, quân đội ta đã thực hiện tốt lời căn dặn đó của Bác. Kết quả, dân tộcta đã trở thành dân tộcanh hùng, Đảng ta anh hùng và quân đội ta anh hùng. Câu nói đầu cửa miệng của nhân dân lúc bấy giờ: "Ra ngõ gặp anh hùng" quả là một sự thật. Chính trong thời kỳ lịch sửđó, ngoài tình làng nghĩa xóm, chúng ta đã xây dựng được hàng loạt mối quan hệ xã hộimới: "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", "quân với dân như cá với nước", "Nam Bắc một nhà", phong trào kết nghĩa giữa các địa phương miền Bắc với các địa phương miền Nam, giữa các tỉnh, thành phố miền xuôi với các tỉnh miền núi... Một phong trào chi viện về người, về của ở nhữngvùng ít khó khăn cho các vùng còn gặp nhiều khó khăn (do chiến tranh và do điều kiệnđịa lý) được diễn ra một cách tự nguyện và đầy ân tình. Phải chăng đó là sức mạnh bí ẩn của dân tộcViệt Nam, mà nhữngngười lãnh đạo cuộc chiến tranh xâm lược Việt Namcủa Mỹ chưa hề nghĩ đến, để rồi, mấy chục năm sau, khi chiến tranh kết thúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Mỹ Mác Namara, trong hồi ký của mình đã phải thừa nhận: quân đội Mỹ thua Việt Namvì quân đội Mỹ không hiểu được sức mạnh của văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong khi đó, ngôi sao màn ảnh Hôliút (Mỹ), chị Giên Phônđa, năm 1972 sau khi có chuyến thăm ngắn ngày tại vùng đất lửa Vĩnh Linh trở về Mỹ, trong một bức thư gửi "Báo ảnh Việt Nam" chị đã khẳng định: các bạn Việt Namđang chiến thắng và sẽ chiến thắng hoàn toàn, vì các bạn biết đặt giá trị con người, chứ không phải lợi nhuận vào trung tâm sự việc. Biết đặt giá trị con ngườivào trung tâm sự việc - đó là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, được Hồ Chí Minh phát triểnở một tầm cao mới.

30 năm qua, đất nước chúng ta đã chuyển sang một thời kỳ lịch sửmới. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađang đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên phía trước. Việc xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gia nhập ngày càng sâu vào xu thế hội nhập quốc tế đều đặt ra nhữngvấn đề mới, vừa là thời cơ lại vừa là thách thức. Bên cạnh đó, việc bảo vệ chủ quyền và an ninh lãnh thổ, biển đảo vẫn đang đối diện với nhữngđe dọa mới. Trong lúc đó, nhữngvấn đề thuộcquốc nạn, nội xâm, mà nhiều năm qua Đảng và xã hộiđã tuyên chiến vẫn chưa giảm bớt.

Bình tĩnh phân tích nhữngkhó khăn, khuyết tật đang diễn ra, cũng dễ nhận thấy đằng sau nhữngbiểu hiện đó là chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức. Càng thấm thía lời dạy của Bác trước lúc Bác đi xa: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân". Chủ nghĩa cá nhân thực chất là lối sống tách mình ra khỏi cộng đồng, vô cảm với người xung quanh, là lối sống không tình nghĩa - Tóm lại là đi ngược với chữ "đồng". Đây là dấu hiệu cực kỳ đáng lo ngại, vì quay lưng lại với nhữnggiá trị tinh thần chủ đạo của dân tộc, tức quay lưng lại với cội rễ để xây dựng đất nước. Một nhà tư tưởng lớn thế giới thế kỷ XIX có một bình luận sâu sắc về vấn đề này. Ông nói: Khi quốc tính bị suy vong thì kỷ cương pháp luật, thậm chí cả nhữngthành tích của lịch sửđể lại đều bị người ta hoài nghi, coi rẻ, thậm chí ruồng bỏ. Tình hình đó dẫn đến nền tảng sinh hoạt cộng đồng ngày một suy yếu rồi tan rã dần.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, bên cạnh việc khẳng định nhữngthành tựu mà ai cũng thừa nhận, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn nhữngnguy cơ đang đe dọa sự phát triểnbền vững của đất nước. Trong đó nổi lên sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Trước tình hình đó, từ nhiều năm nay, chúng ta đã có chủ trương bảo tồn phát huycác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, 15 năm trước đây, Đảng đã ra Nghị quyết về "Xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Đó là một định hướng có tính chiến lược nhằm củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, ngăn chặn sự lây nhiễm, sự tấn công bởi nhữngnhân tố độc hại, phát sinh từ mặt trái của kinh tếthị trường và của quá trình hội nhập quốc tế. Củng cố và phát huycác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộclà tìm về sức mạnh nội sinh của dân tộc- cái sức mạnh tạo nên nhữngchiến công rực rỡ, nhữngtrang sử vẻ vang của đất nước trong suốt ngàn năm qua.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra cái khát vọng lâu đời, khát vọng cháy bỏng của dân tộcViệt Namlà: "Không có gì quý hơn độc lậptự do". Và để thực hiện khát vọng đó, vũ khí sắc bén nhất, thần kỳ nhất là: đoàn kết. Bác nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Hãy biến nhữngtư tưởng đó của Bác thành linh hồn, sức sống, xuyên suốt mọi đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Khi đó, và chỉ khi đó chúng ta mới huy động được sức mạnh nội sinh của dân tộc. Đó không chỉ là sức mạnh nội sinh của dân tộctrong hiện tại, mà cả trong quá khứ ngàn năm dựng nước và giữ nước.

PGS, TS: Trần Văn Bính

                                                                       

[1] Tố Hữu: Xây dựng nền nghệ thuật lớn xứng đáng với nhân dân ta, về thời đại ta, Hà Nội, 1973, tr.394.

[2] Hồ Chí Minh: Lịch sử nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.21


    Ý kiến bạn đọc