Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
EmailPrintAa
10:01 12/07/2016

Tính đến tháng 6 năm 2016, trên địa bàn Hà Tĩnh là 299.781 lượt hồ sơ người là đối tượng thuộc Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng. Trong đó gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là: 2.723 người; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là: 905 người; Liệt sĩ: 28.480 người; Bà mẹ VNAH: 1.857 (riêng thực hiện Nghị định số 56 và TTLT số 03 là 1.263, hiện nay còn 94 mẹ còn sống); Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động trong kháng chiến: 36 người; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 37.481 người; Bệnh binh: 9.968 người; Đối tượng hưởng chế độ chất độc hóa học và con đẻ của họ: 7.527 người; Cán bộ hoạt động Cách mạng bị địch bắt tù đày: 857 người; Đối tượng người hoạt động kháng chiến được tặng huân huy chương: 143.257 người; người có công giúp đỡ Cách mạng đã hưởng trợ cấp l lần (HC gia đình): 39.914 người; Đối tượng hưởng trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công chết trước 01/01/1995: 27.109 người; Người có công với nước: 218 người.

Trong đó thực hiện theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP từ tháng 7 năm 2013 đến nay số hồ sơ được xác nhận như: Mẹ Việt Nam anh hùng được truy tặng và phong tặng 1.236 người; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ được xác nhận 378 người; Tuất vợ liệt sĩ lấy chồng khác 361 người; Tuất từ trần (liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, chất độc da cam) 523 người, tù đày 68 người...

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, cấp ủy, chính quyền các cấp và các địa phương, đơn vị cần triển khai thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và phổ biến một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; rà soát, ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời đến tận cơ sở.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành; thực hiện phân cấp quản lý nhà nước một số thủ tục đơn giản về cấp huyện xử lý, phần quyền gắn với trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thường xuyên quan tâm công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án; đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; phát huy tinh thần, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia thực hiện các chính sách; đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quy định, công khai, dân chủ, minh bạch; tạo điều kiện để người dân và đối tượng tham gia kiểm tra, giám sát.

                                              (Nguồn Sở Lao động, Thương binh và Xã hội)


    Ý kiến bạn đọc