Thành phố Hà Tĩnh trong hành trình phát triển đô thị văn minh, hiện đại, bền vững
EmailPrintAa
14:03 25/01/2017

Thành phố Hà Tĩnh có lịch sử 185 năm hình thành và phát triển; là đô thị loại III từ năm 2006; thành phố trực thuộc tỉnh năm 2007. Chặng đường gần 10 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng thành phố Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế phát triển; an ninh, chính trị xã hội ổn định; diện mạo thành phố đã có nhiều đổi thay, mang dáng dấp của một đô thị hiện đại. Đảng bộ và Nhân dân thành phố đang dốc sức, đồng lòng, với quyết tâm chính trị cao, xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II vào năm 2018 và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.

Một góc thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Sỹ Ngọ

Hành trình xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, bền vững

Ngày 15/12/2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết 18 “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã Hà Tĩnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo”; ngày 25/12/2004, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết 05 “về tổ chức thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”. Trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết 18 là trách nhiệm và nghĩa vụ của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà, của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trong đó Đảng bộ và Nhân dân thị xã Hà Tĩnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể khẳng định, Nghị quyết 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có tầm quan trọng đặc biệt, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của thị xã Hà Tĩnh. Ngày 28/5/2007, Chính phủ ban hành Nghị Định số 89-NĐ/CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh trực thuộc tỉnh. Tháng 6 năm 2007, tỉnh tổ chức Lễ công bố Nghị định của Chính phủ về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh gắn với sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh (15/6/1957). Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thành phố… Điểm qua một vài sự kiện như vậy để chúng ta nhìn thấy toàn diện hơn bức tranh thành phố gần 10 năm qua.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại, bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố luôn quan tâm, thực hiện tốt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị gắn với chỉnh trang đô thị. Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố đã triển khai nhiều quy hoạch phân khu đô thị, xây dựng các tuyến phố mới, chỉnh trang các tuyến phố cũ, từng bước hình thành không gian đô thị. Đặc biệt, đã h oàn thành quy hoạch chung và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020, quy hoạch hệ thống cây xanh đường phố; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp; quy hoạch nông thôn mới 6/6 xã; và các đồ án quy hoạch mới. Gắn công tác quy hoạch với đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị; tập trung xây dựng các phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Với phương châm xây dựng chính quyền đô thị kỷ cương, thành phố đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, khởi động xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện giao dịch với người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính theo định hướng công khai, minh bạch, đúng hẹn, đúng pháp luật.

Tăng cường huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, quảng bá thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh phát huy yếu tố nguồn lực tại chỗ từ ngân sách thành phố hàng năm, hỗ trợ từ ngân sách tập trung của tỉnh, thành phố đã tập trung huy động nguồn lực từ nhiều kênh khác nhau như vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu của chính phủ, vốn vay Bộ Tài chính, dự án ADB, ODA, NGO, PPT. Đến nay, thành phố đạt 32/49 tiêu chí của đô thị loại II.

Đến những giải pháp mang tính đột phá

Với mục tiêu, xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II vào năm 2018 và từng b ước đạt các tiêu chí đô thị loại I, hướng đến xây dựng thành phố thông minh; phát triển giàu mạnh, văn minh, hiện đại , bền vững phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Tĩnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đưa thành phố Hà Tĩnh trở thành vùng động lực của cả tỉnh, đảm nhận chức năng đầu tàu, kết nối với các đô thị và địa phương trong tỉnh, cả nước; làm thay đổi cơ bản nhận thức, nếp sống văn minh đô thị, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện, an toàn, ổn định, có sức thu hút lớn của khu vực và cả nước . Đảng bộ và Nhân dân thành phố quyết tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp đột phá sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh về m ột số c ơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2018; Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố; thông qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cán bộ, đảng viên, Nhân dân về xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững gắn với phát động phong trào toàn dân sinh sống trên địa bàn chung tay xây dựng thành phố; tiếp tục xây dựng các mô hình, điển hình tiêu biểu về phát triển kinh tế, về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị .

Hai là , tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị. Tăng cường xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư; mở rộng các hình thức đầu tư PPP (BT, BOO, BOT...); chú trọng phát huy nội lực của thành phố, cùng với tranh thủ nguồn lực của Trung ương, của tỉnh. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, thu hút vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Tăng cường khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, nguồn vốn xã hội hóa; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, kết hợp chỉnh trang các công trình hiện có và đầu tư xây dựng mới đảm bảo đồng bộ, hiện đại, có tầm chiến lược; phấn đấu thực hiện tốt Dự án nhà ở xã hội; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo các công trình phúc lợi công cộng; chú trọng công tác quy hoạch kiến trúc, xây dựng cảnh quan môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp.

Ba là, t hực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, trong đó chú trọng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp đô thị theo hướng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, bền vững, nâng cao giá trị và thu nhập. Tập trung ưu tiên nguồn lực để xây dựng các xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, y tế; đầu tư nâng cấp các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; quan tâm giải quyết việc làm, tháo gỡ khó khăn, các chế độ, chính sách đối với người có công.

Bốn là , đ ẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng đô thị , nhất là xây dựng các công trình hạ tầng xã hội ; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Ưu tiên đầu tư các công trình giao thông trọng điểm theo quy hoạch phát triển đô thị. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, xây dựng mạng lưới cấp nước máy đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân ; cải tạo hệ thống thoát nước hiện có, xử lý các điểm ngập úng cục bộ đảm bảo tiêu thoát tốt trong mùa mưa bão. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng thông tin, viễn thông đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo quốc phòng - an ninh .

Năm là, tập trung xây dựng hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở vững mạnh toàn diện; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; p hát huy vai trò vận động quần chúng và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tạo sự đoàn kết, đồng thuận cao trong Nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.

Sáu là, đ ể đáp ứng với v ị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng liên tỉnh; ngoài sự nỗ lực của thành phố, tỉnh cần tiếp tục có các giải pháp ưu tiên để phát triển thành phố ; huy động sự vào cuộc hỗ trợ đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh, với ý nghĩa cả tỉnh vì thành phố và thành phố vì sự phát triển của tỉnh.

M c dù còn nhi u khó khăn, thách thức, nhất là nguồn lực hạn chế trong điều kiện cắt giảm mạnh đầu tư công, nhưng c n kh ng đ nh r ng thành ph đã và đang nỗ lực d n s c, t p trung lãnh đ o, chỉ đạo v i nhi u gi i pháp đ ng b , năng đ ng, t o s đ ng thu n trong qu n chúng nhân dân, khơi d y ni m t hào, tin tư ng, đ ng lòng cùng c t nh trên con đư ng th c hi n m c tiêu xây d ng thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2018 và phát triển theo hướng văn minh, hi n đ i và b n v ng.

Nguyễn Hồng Lĩnh - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh


    Ý kiến bạn đọc