Quyết tâm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia, đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Đây là khẳng định mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen tại cuộc hội đàm sáng 8/11.

Tối 6/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ Tư pháp long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11).

Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ tư, nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng những giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được nêu, cũng như những lời hứa của các Bộ trưởng, trưởng ngành sau chất vấn sẽ được thực hiện rốt ráo, qua đó tạo chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực vừa được chất vấn.

Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Xây dựng và các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn tư vấn, tổ chức thẩm tra, thẩm định, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công tác quy hoạch.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số trên không gian mạng cũng giống như hạ tầng trên thế giới thực, nếu không làm chủ nền tảng số, dữ liệu của người dân Việt Nam kinh doanh, giải trí trên các nền tảng số nước ngoài sẽ bị thu thập.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng: Hội nghị xúc tiến thương mại kinh tế tập thể (KTTT) Bắc Trung Bộ được tổ chức bài bản, quy mô sẽ góp phần kết nối giao thương, hỗ trợ KTTT các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và Liên minh HTX Việt Nam nói chung phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.

Tham gia thảo luận, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử đồng bộ để thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phát triển.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chính thức diễn ra từ chiều 3/11 và kết thúc vào chiều 5/11. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Tiếp tục chương trình nghị sự, sáng 1/11, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân.

Ngày 29/10, Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp điều hành để hoàn thành tốt mục tiêu của năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phản ứng chính sách và phối hợp giữa các bộ ngành phải kịp thời, chính xác, hiệu quả trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tháo gỡ khó khăn cho ngành y tế, cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, điều hành kinh tế vĩ mô… là những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá, 9 tháng và dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng kinh tế - xã hội.

Vừa qua, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết chính luận “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” lần thứ II, năm 2022.

Theo chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 3 đến ngày 5-11.

Hội nghị toàn quốc trực tiếp kết hợp với trực tuyến quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị ngày 7/10/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị tổ chức vào sáng 23/10.

Hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong suốt 45 năm qua đạt nhiều kết quả tốt đẹp, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Những kết quả này tạo nền tảng vững chắc, góp phần hỗ trợ tích cực công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và nâng cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới.

Đúng 9 giờ sáng 20-10, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Sáng 19/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng nhấn mạnh, trong lúc khó khăn, thách thức này, cần khơi thông các nguồn lực, giảm chi phí đầu vào, chi phí hành chính, chi phí không chính thức; mọi nơi, mọi lĩnh vực, mỗi cấp, mỗi ngành đều phải cố gắng, nỗ lực, góp phần vào nhiệm vụ này.

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu ở Trung ương, các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương vùng Tây Nguyên.