Hôm nay (6/3), tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trước hết tôi xin thống nhất với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần bổ sung thêm quyền phúc quyết của nhân dân.

"Việc đối thoại lần này là bình thường vì không chỉ có Nga mà hiện các nước đều mong muốn hợp tác với Hải quân Việt Nam", đại tướng Phùng Quang Thanh nói sau cuộc làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Nga sáng 5/3.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, một là đồng thời tăng tuổi nghỉ hưu cả nam và nữ, hai là chỉ tăng với lao động nữ. Cổng TTĐT Chính phủ đã nhận được ý kiến chia sẻ của một số cán bộ lãnh đạo, người lao động đã nghỉ hưu về vấn đề này.

Từ năm 1974 đến năm 1976, tôi được cử đi học lớp lý luận cao cấp tại Trường Nguyễn Ái Quốc nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tôi thấu hiểu khi C.Mác nói: Hiểu đúng chủ nghĩa Mác, thì phải bám sát thực tiễn mới có khả năng sáng tạo chủ nghĩa Mác, có sáng tạo, mới tránh được giáo điều...

Ngày 28-2, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2-2013, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và các giải pháp tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sáng ngày 24/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Chiều 12/3, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV 6).

Tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng sẽ xem xét để tăng lên tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn Điều 187 Bộ luật Lao động, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Theo đánh giá của một số chuyên gia, tăng tuổi nghỉ hưu có cả cơ hội và thách thức đối với người lao động và các cơ quan liên quan.

Tài liệu vào loại sớm nhất mà đến nay chúng ta biết được nói về Hoàng Sa là bản đồ Bãi Cát Vàng trong Toản tập An Nam lộ do chúa Trịnh Căn sai Đỗ Bá biên soạn trong nhiều năm trên cơ sở tư liệu cũ, kết hợp với tư liệu mới, hoàn thành vào niên hiệu Chính Hoà thứ bảy (1686). Trong đó Đỗ Bá đã vẽ Bãi Cát Vàng (chữ nôm, tức quần đảo Hoàng Sa) và chú thích khá cụ thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo này, cũng như chủ quyền của Chúa Nguyễn được xác lập ở đó. Ông viết những dòng ghi chú sau đây: “Giữa biển có một dãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển… Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Phát biểu tại buổi tiếp Ngài Anders B.Johnsson – Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tại Trụ sở Quốc hội ngày 20/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Quốc hội Việt Nam đặt quyết tâm chính trị cao nhất, đáp ứng các yêu cầu đề ra; nỗ lực trong việc đăng cai và tổ chức thành công Đại hội đồng IPU tại Việt Nam vào năm 2015.

Ra Trường Sa

Trong mỗi ngườiđều có một nơi để lưu giữ những thông tin quan trọng về cuộc sống. Với tôi, những tháng ngày làm nhiệm vụ ở Trường Sa như một cuốn phim tài liệu luôn tái hiện. Tôi từng ước ao được một lần quay lại nơi ấy. Và như một cơ duyên, sau ngần ấy năm về đất liền và chuyển ngành ra dân sự, tôi được trở lại Trường Sa trong một chuyến thăm đảo do Quân chủng Hải quân tổ chức. Trong suốt cuộc hành trình, đặt lại dấu chân trên các đảo Cô Lin, Len Đao, Đá Thị, Song Tử, Nam Yết, Trường Sa, Sinh Tồn, Đá Nam, Đá Tây... ngập tràn cảm xúc. Vẫn những tên gọi ấy, vẫn không gian biển và trời ấy, dù đã nhiều đổi thay nhưng quá đỗi thân thương.Đến giờ, sau 20 năm, tôi vẫn nhớ như in chuyến tàu đưa chúng tôi ra đảo rời cảng Cam Ranh vào một ngày cuối năm dương lịch. Chưa một lần ra khơi, chưa một lần thử sóng, những thông tin có được từ đợt tập huấn chỉ liên quan tới tình hình chung và nhiệm vụ tác chiến... Với tôi và đồng đội, đó là chuyến đi đầu tiên trên biển ấn tượng nhất và thử thách nhất.

Ngày 5/2/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:

Căn cứ Điều lệ Đảng; căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI; xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 15. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Ngày 29-1, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 1, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2013, tình hình triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ cũng như các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng tiếp theo; đồng thời, các thành viên Chính phủ đã thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hội nhập đang mở ra những cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam và ngành Ngoại giao cần đóng vai trò phát hiện, mở đường tới những thị trường mới.

Lịch sử lập hiến Việt Nam đã trải qua những bước ngoặt to lớn cùng với sự ra đời của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành tựu đó có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Kết quả của công tác tổ chức xây dựng đảng góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Như tin đã đưa, sáng ngày 25-1-2013, Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng đảng năm 2013 đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh. Đầu đề của Tạp chí.

Ngày 24-1, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc vừa qua Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo đưa tin Cục Đo vẽ Bản đồ Quốc gia Trung Quốc công bố đã hoàn thành và dự kiến cho phát hành “Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và “Bản đồ địa hình Trung Quốc” khổ dọc mới vào cuối tháng Một này, trong đó vẽ yêu sách “đường chín đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) và các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến Nguyễn Duy Chiến khẳng định: