Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tân (Kỳ Anh) là 2 xã xuất phát muộn hơn nhưng đã về đích khá vững chắc, trong đó, Cẩm Bình về đích trước 2 năm. Xã tốp sau bứt phá là lời khẳng định rằng: lộ trình xây dựng NTM dẫu khó khăn nhưng sẽ được chinh phục bởi cách làm sáng tạo, sự quyết tâm mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết cao cùng các giải pháp hiệu quả và quyết liệt.
Sáng tạo trong huy động nguồn lực
Cẩm Bình là xã nằm trong nhóm 35 xã về đích NTM vào năm 2015, nhưng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên được BCĐ xây dựng NTM tỉnh đồng ý cho đăng ký về đích năm 2013. “Mục tiêu lớn này được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và thực sự đã khơi dậy lòng tự tôn, tự trọng của người dân xã anh hùng. Nguồn lực từ nhân dân chính là yếu tố quan trọng nhất để Cẩm Bình vượt qua muôn vàn khó khăn, tạo nên sự bứt phá” - Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình Đặng Quốc Hải khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Cửu - người dân thôn Trung Trạm phấn khởi nói: “Khi nghe tin xã được tỉnh đồng ý cho đăng ký về đích năm 2013, chúng tôi hết sức tự hào. Cẩm Bình đã 4 lần đạt danh hiệu xã anh hùng, tại sao lại không thể lập kỳ tích mới để tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho chính mình. Từ suy nghĩ đó, chúng tôi đã chiến thắng được lợi ích cá nhân khi phải nhường đất, phá tường rào, cây cối của gia đình để xây dựng các công trình hạ tầng”.
Trong phong trào làm GTNT, Cẩm Bình đã nâng cấp, làm mới hơn 47 km đường trục chính xã, thôn, các ngõ xóm bằng bê tông. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng khác như: trường học, trạm y tế, điện, nhà văn hóa thôn cũng được đầu tư nâng cấp, làm mới đạt chuẩn 100%. Để có những trục đường thôn, ngõ xóm phong quang, rộng rãi, đảm bảo tiêu chuẩn NTM, người dân Cẩm Bình đã tự nguyện hiến 89.865 m2 đất, dỡ bỏ 742m tường rào kiên cố và nhiều cây cối, vật kiến trúc. Bên cạnh đó, từ sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp (DN) và con em xa quê, Cẩm Bình huy động được hơn 25 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn phân bổ của tỉnh, huyện và lồng ghép các chương trình, dự án, trong 3 năm, xã đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM.
Hệ thống GTNT Kỳ Tân được xây dựng quy mô, rộng rãi đi kèm hệ thống mương thoát nước, lề đường được làm “trên chuẩn”
Được chọn để thay thế cho xã Kỳ Giang, Kỳ Tân khởi động mục tiêu về đích năm 2013 khi các “đội bạn” đã đi được một quãng đường khá xa. Tuy nhiên, Kỳ Tân đã trở thành điển hình trong toàn tỉnh về sự quyết tâm và cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực xây dựng NTM. Trong đó, ấn tượng nhất là hệ thống đường GTNT được xây dựng quy mô, rộng rãi đi kèm hệ thống mương thoát nước, lề đường được làm “trên chuẩn”. Ngoài việc người dân gương mẫu, tự giác hiến trên 31.000 m2 đất, phá bỏ 7.000m tường rào và nhiều ki-ốt, cây cối để mở rộng đường, Kỳ Tân đã huy động được số lượng vật tư lớn từ 7 DN khai thác đá trên địa bàn. Đặc biệt, Kỳ Tân tranh thủ tốt các chương trình đỡ đầu, hỗ trợ hiệu quả của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh. Ông Mai Trọng Minh - Phó Bí thư Đảng ủy khối cho biết, thông qua sự kêu gọi, giới thiệu của Đảng ủy khối, Kỳ Tân đã nhận gần 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và các trang thiết bị văn hóa, giáo dục, y tế. Bên cạnh huy động các nguồn lực, Đảng ủy khối thường xuyên quan tâm khâu nối, hướng dẫn, tổ chức khảo sát hộ nghèo để có phương án giúp đỡ; thường xuyên rà soát các tiêu chí đã đạt và chưa đạt để có giải pháp, lộ trình, nhất là các tiêu chí phát triển sản xuất, đào tạo nghề… Đi từ gốc rễ sản xuất Nông thôn mới ở Cẩm Bình tạo điểm nhấn đầu tiên từ thành công của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhất tỉnh với diện tích 426 ha giống VTNA 2 (chiếm 95,7% diện tích toàn xã) theo hướng liên kết với DN từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đi từ gốc rễ sản xuất để xây dựng NTM một cách bền vững chính là con đường đúng của một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp như Cẩm Bình. Trang trại chăn nuôi bò quy mô 55 con của HTX Tân Thành Ông Đặng Quốc Hải - Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: “Trong 2 mục tiêu quan trọng là GTNT và giao thông, thủy lợi nội đồng, chúng tôi xác định, hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng là gốc rễ để phát triển sản xuất nên phải ưu tiên nguồn lực làm trước”. Đến thời điểm này, hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương cứng đã được khép kín 100% với tổng chiều dài 42 km. “Thực tế đã chứng minh, nhờ hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng tốt nên khi thực hiện sản xuất cánh đồng mẫu, người dân rất thuận lợi trong việc đưa cơ giới vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch” – ông Hải khẳng định. Không chỉ “nổi tiếng” với cánh đồng mẫu lớn nhất tỉnh, Cẩm Bình còn được biết đến là địa phương có tỷ trọng chăn nuôi ở tốp đầu của tỉnh với tổng đàn lợn gần 22.000 con, đàn gia cầm 105.000 con. Phát huy lợi thế vùng phụ cận TP Hà Tĩnh, xã tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích trồng rau màu như: thành lập HTX rau an toàn đồng thời mở rộng diện tích rau màu tại vườn hộ. Sự chuyển biến rõ nét trong phát triển sản xuất đã đưa lại kết quả thu nhập bình quân đầu người ở Cẩm Bình đạt trên 27 triệu đồng - một trong những địa phương có tiêu chí thu nhập cao nhất trong các xã về đích NTM năm 2013. Đến thời điểm này, trong nhóm các xã về đích NTM 2013, Kỳ Tân là địa phương có số lượng DN, HTX, tổ hợp tác nhiều nhất với 20 DN, 4 HTX và 12 tổ hợp tác. Các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi cũng đang phát triển khá mạnh, trong đó nổi bật là mô hình chăn nuôi lợn tập trung quy mô 1.200 con, nuôi bò lai sind 55 con. Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân Lê Văn Phâng, đây là “thế chủ động” của Kỳ Tân trong việc phát triển TM-DV, giảm tỷ trọng nông nghiệp để sẵn sàng đón đầu các dịch vụ hậu cần KKT trọng điểm của cả nước - KKT Vũng Áng. Và đó cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy, chính quyền trong quá trình xây dựng NTM..
Thạch Châu phát triển kinh tế hài hòa với phát huy bản sắc văn hóa Sau 3 năm triển khai chương trình NTM, Thạch Châu đã tăng 11 tiêu chí so với thời điểm triển khai và đã về đích xây dựng NTM năm 2013 theo đúng kế hoạch. Thành công nổi bật nhất của Thạch Châu trong quá trình xây dựng NTM, trước hết đó là sự đồng thuận cao của người dân theo tinh thần “dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Người dân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào quá trình xây dựng NTM. Trong 3 năm đã huy động trên 179 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhân dân, con em xa quê đóng góp trên 72 tỷ đồng. Trong xây dựng NTM, Thạch Châu chú trọng phát triển kinh tế hài hòa với văn hóa. Trong những năm qua, xã không chỉ quan tâm nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn mà các hoạt động giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc được đặc biệt quan tâm, xứng đáng là “điểm sáng văn hóa” của toàn tỉnh. |
Tin mới cập nhật
- Huyện Kỳ Anh có 03 xã được đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 ( 08/12)
- Hỗ trợ 24 tỷ cho các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM năm 2017 ( 05/09)
- Huyện Đức Thọ tổ chức triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ( 03/07)
- Kinh nghiệm vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị ở thị xã Hồng Lĩnh ( 01/06)
- Xã Thuận Lộc: Quyết tâm “giữ chuẩn” nông thôn mới ( 24/04)
- Cựu chiến binh Bùi Xuân Đại - gương người tốt việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới ( 30/03)