Tận dụng lợi thế của một địa bàn nằm ở vùng phụ cận thành phố, có tiềm năng về núi, sông, đồng bằng và biển, trên cơ sở những chính sách chung của tỉnh, nghị quyết của HĐND huyện, qua 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM), các cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Hà đã huy động cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của hoàn thành các tuyến giao thông, các công trình hạ tầng NTM, xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao đóng góp vào chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh, huyện, thực hiện các tiêu chí NTM một cách vững chắc. Đến nay, có 6 xã đạt trên 10 tiêu chí, 4 xã đạt từ 8-9 tiêu chí, 17 xã đạt 5-7 tiêu chí, còn lại 2 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Để tạo động lực trong phát triển sản xuất, bám sát chủ trương của tỉnh, tranh thủ các chương trình, dự án, huyện đã kịp thời triển khai và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, chỉ đạo bỏ trà xuân sớm, tăng xuân muộn, xác định 9 sản phẩm chủ lực của huyện (nằm trong 14 sản phẩm chủ lực của tỉnh), ban hành Đề án phát triển chăn nuôi đến năm 2020, quan tâm công tác quy hoạch vùng sản xuất, tạo cơ chế, điều kiện để thành lập và nhân rộng các mô hình, hình thức sản xuất kinh doanh, tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm(GQVL), cho lao đông nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí. Sự chỉ đạo quyết liệt, sát đúng cùng các chủ trương, chính sách kịp thời của cấp trên đã tạo điều kiện cho sự ra đời các mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, đưa sản xuất nông nghiệp từ manh mún nhỏ lẻ sang nền sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa người sản xuất-doanh nghiệp-nhà khoa học và nhà nước, nhất là ở khâu tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong chăn nuôi, trồng trọt đã xuất hiện nhiều mô hình lợn thịt, lợn nái quy mô lớn: 2 mô hình liên kết quy mô 500 con (thôn Xuân Sơn- Bắc Sơn), 2 mô hình tổng hợp tại thôn Lộc Hồ xã Thạch Điền của chị Hồ Thị Luyến với 500 con lợn, 1,3 ha ao cá và mô hình 500 con lợn, 3.000 m2 hoa, 3.000 m2 rau của anh Nguyễn Bảo Chung; tiếp tục mở rộng các mô hình nuôi lợn thương phẩm gắn với nuôi lợn nái ở Thạch Thắng, Thạch Tiến, Thạch Hội quy mô 100 con nái bố mẹ/hộ. Các mô hình trồng rau quy mô từ 2-3 ha ở Tượng Sơn, Thạch Liên, Thạch Lâm, Thạch Văn....được duy trì, mở rộng. Nuôi trồng thủy, hải sản đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng, diện tích nuôi mặn, lợ và nhiều đối tượng mới được đưa vào đã góp phần mở rộng quy mô gần 1.000 ha. Riêng mô hình nuôi tôm thâm canh trên cát của công ty Sao Đại Dương đang thả trên 50 ha cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm, GQVL cho hàng chục lao động địa phương. Ngoài ra các mô hình nuôi cá chẽm, hồng mỹ, bống bớp, nuôi tôm trên ao đất, nuôi cá lồng bè của các hộ dân ở Thạch Sơn, Thạch Bàn… đã khai thác tiềm năng mặt nước, mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Khai thác tiềm năng đất, mặt nước, rừng, các địa phương đã xây dựng thêm được 65 mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm đối với mỗi mô hình.Tiếp tục chương trình sản xuất nấm, huyện đã tích cực hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích thành lập nhân rộng các nhóm, tổ hợp trồng nấm thu hút ngày càng nhiều hộ dân tham gia. Hiện nay, xã Thạch Tân đã thành lập mới 3 tổ hợp trồng nấm với quy mô 25 hộ dân, xã Thạch Ngọc mở rộng quy mô sản xuất của Hội LHPN, xã Thạch Bàn mở rộng 40 hộ sản xuất xúc tiến thành lập HTX. Cùng với hỗ trợ kỹ thuật và liên kết sản xuất, trung tâm Nấm Thạch Hà đã cung ứng 68.000 bịch, 1 tấn giống trong và ngoài tỉnh, thu hái 10 tấn sản phẩm nấm sò, mộc nhĩ, linh chi. Bên cạnh sự đa dạng về sản phẩm trong nông nghiệp, 36 hợp tác xã, 27 tổ hợp tác ra đời đã đóng vai trò nòng cốt tập trung vốn, cung ứng, chịu trách nhiệm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ hé lộ những mảng màu sáng với 51 doanh nghiệp thuê đất xúc tiến đầu tư trên địa bàn. Từ 2012 đến nay có 3 cửa hàng xăng dầu, nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, nhà máy gạch Bình Hà đi vào hoạt động. 5 xã phía Bắc huyện được xem là điểm nhấn về hoạt động thu hút đầu tư, trong đó, xã Phù Việt có 8 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động trên lĩnh vực nông - lâm thủy sản giảm đáng kể (còn 45%) sang lao động trên lĩnh vực DV, CN, TTCN(55%), xây dựng. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của cư dân nông thôn từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,3 triệu/người(2012).
Song song với tuyên truyền về nội dung, lộ trình xây dựng NTM, thời gian qua, các ban, ngành đã kịp thời quán triệt chính sách 24, 26 và một số chính sách khác, tạo điều kiện cho người dân tiếp cập nguồn hỗ trợ lãi suất, phát triển sản xuất, đã có trên 6,7 tỷ đồng được hỗ trợ theo Quyết định 24, 812 hộ được tiếp cận vốn vay theo quyết định 26 với tổng số tiền giải ngân trên 52 tỷ đồng. Trong điều kiện khó khăn nhưng huyện đã cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ làm GTNT, TLNĐ, trường chuẩn, trạm chuẩn, đồng thời tranh thủ huy động được 35,7 tỷ đồng của con em xa quê, 47,4 tỷ đồng, 208.000 m2 đất, 55.435 ngày công của nhân dân và sự giúp đỡ của các đơn vị đỡ đầu để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng NTM, tiêu biểu như ở xã Phù Việt, Thạch Vĩnh, Tượng Sơn, Thạch Long… Bên cạnh những địa phương, đơn vị năng động tranh thủ được sự hỗ trợ và cơ chế để phát triển thì vẫn còn không ít địa phương còn chậm trễ, trì trệ chưa xác định được hướng đi, trông chờ chính sách của cấp trên, lúng túng, thiếu thống nhất, đồng bộ trong triển khai ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, tạo chuyển động tích cực đối với cuộc cách mạng NTM, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cung cấp thông tin cơ chế chính sách kịp thời cho cán bộ và người dân, tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc cắm mốc quy hoạch, đẩy mạnh làm GTNT, TLNĐ, khuyến khích người dân tham gia các loại hình đào tạo nghề, gắn xây dựng NTM mới với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, soát xét tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các tiêu chí, nhất là 6 xã về đích 2013 và 2015. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng cơ chế, hướng dẫn các địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ NTM, trong đó phải ưu tiên trên 70% vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp để xây dựng hạ tầng nông thôn và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Thiên Nhẫn
Tin mới cập nhật
- Huyện Kỳ Anh có 03 xã được đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 ( 08/12)
- Hỗ trợ 24 tỷ cho các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM năm 2017 ( 05/09)
- Huyện Đức Thọ tổ chức triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ( 03/07)
- Kinh nghiệm vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị ở thị xã Hồng Lĩnh ( 01/06)
- Xã Thuận Lộc: Quyết tâm “giữ chuẩn” nông thôn mới ( 24/04)
- Cựu chiến binh Bùi Xuân Đại - gương người tốt việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới ( 30/03)