|
|
Lãnh đạo huyện kiểm tra Mô hình chăn nuôi lợn liên kết ở xã Phú Gia |
|
Tại xã Hương Trà, Xí nghiệp Chè 20/4 liên kết sản xuất với 380 hộ dân theo hình thức giao, nhận khoán: Xí nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng cây giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm chè búp tươi; hộ nông dân nhận đất của Xí nghiệp trồng, chăm sóc, thu hái. Kết quả đã liên kết trồng được gần 160 ha chè công nghiệp, năng suất đạt bình quân đạt 10 tấn/ha, giá trị 60 triệu đồng/ha (trong đó vùng chè cao sản đạt 23 tấn/ha, giá trị đạt gần 150 triệu đồng/ha), giải quyết việc làm cho 420 lao động. Sau khi trừ chi phí vật tư phân bón, thuốc trừ sâu và khấu hao vườn cây, thu nhập bình quân của hộ liên kết đạt khoảng 46 triệu đồng/ha/năm.
Phát huy thế mạnh về cây cao su, Công ty TNHH Một thành viên Cao su Hà Tĩnh và Công ty TNHH Một thành viên Cao su Hương Khêliên kết với hộ dân theo hình thức: Công ty đầu tư vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; hộ dân góp đất, nhân công, hưởng lợi theo thỏa thuận (hộ dân được hưởng 13%, Doanh nghiệp được hưởng 87% trên tổng sản lượng thu hoạch theo thỏa thuận giữa Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tỉnh). Kết quả có 68 hộ tham gia, đã trồng được 306,36 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 102 lao động, thu nhập bình quân của hộ liên kết đạt khoảng 22 triệu đồng/ha/năm.
Về lĩnh vực chăn nuôi, Tổng Công ty khoảng sản Thương mại Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần CP Việt Nam liên kết với các hộ dân chăn nuôi lợn, theo hình thức: Các công ty cung cấp con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; hộ dân đầu tư vốn, xây dựng chuồng trại, nuôi lợn, chịu chi phí điện nước,... và được hưởng tiền công chăn nuôi theo trọng lượng lợn thành phẩm. Đến nay đã có 25 mô hình chăn nuôi có quy mô từ 500 - 1.800 con/lứa; thu nhập bình quân của mỗi mô hình 170 - 220 triệu đồng/lứa.
Bên cạnh chăn nuôi tập trung, huyện khuyến khích phát triển chăn nuôi gia trại. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vận động, giúp đỡ các hội viên thực hiện tổ hợp nuôi lợn liên kết với Công ty TNHH Hoàng Long, TNHH Bảo Chung,… với hình thức: Các công ty bán thiết bị hầm bioga, hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, sử dụng, bảo quản và tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ tham gia. Đến nay đã hình thành 46 mô hình tổ hợp tác nuôi lợn liên kết với quy mô tối thiểu 15con/lứa/hộ gia đình, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/hộ/năm; 02 cơ sở chăn nuôi gà quy mô từ 1000 - 1.500con/lứa, giải quyết việc làm cho 02 lao động/cơ sở, thu nhập bình quân 60 triệu đồng/cơ sở/ năm.
Từ kết quả đạt, thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ hợp tác, các hợp tác xã và các hộ gia đình trong phát triển các loại cây, con như: Chè, Bưởi Phúc Trạch, Cam chất lượng cao, Lạc, Ngô, Đậu, rau, củ, quả; rừng nguyên liệu; Lợn, Bò, Hươu… Đây là một hướng đi hứa hẹn thành công, góp phần quan trọng phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Khê.
Trần Quốc Bảo - Huyện ủy Hương Khê
Tin mới cập nhật
- Huyện Kỳ Anh có 03 xã được đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 ( 08/12)
- Hỗ trợ 24 tỷ cho các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM năm 2017 ( 05/09)
- Huyện Đức Thọ tổ chức triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ( 03/07)
- Kinh nghiệm vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị ở thị xã Hồng Lĩnh ( 01/06)
- Xã Thuận Lộc: Quyết tâm “giữ chuẩn” nông thôn mới ( 24/04)
- Cựu chiến binh Bùi Xuân Đại - gương người tốt việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới ( 30/03)