Tín hiệu vui từ các mô hình sản xuất nông nghiệp
EmailPrintAa
07:48 03/07/2014

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển, nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Xuất hiện nhiều mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 2.357 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu từ 100 triệu đồng/năm đến 60 tỷ đồng/năm (trong đó có hơn 700 mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả cao tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, thương mại dịch vụ). Việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình đạt hiệu quả cao. Các mô hình không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách mà đã “đánh thức” tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh cũng đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách để xây dựng các mô hình trong đó chọn Ðề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập làm khâu đột phá. Ðể nhanh chóng đạt hiệu quả, tỉnh đã chủ động đưa ra nhiều cơ chế, chính sách như: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích phát triển các mô hình làm ăn lớn, phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn qua Quyết định 26 và Quyết định 24 của UBND tỉnh. Các địa phương dùng các nguồn tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công trình nhỏ, lẻ để lập quỹ hỗ trợ các mô hình sản xuất. Các chính sách hỗ trợ đã khuyến khích người dân, doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu ngay trên quê hương. Quyết định 26 của tỉnh ban hành, đến nay người dân đã chủ động vay ngân hàng hơn 700 tỷ đồng để đầu tư vào phát triển hàng nghìn mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đã công bố 13 sản phẩm hàng hóa chủ lực, từ đó ưu tiên các nguồn lực cho sản xuất hàng hóa chủ lực quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm... Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng nhiều, nhất là mô hình liên doanh, liên kết như Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với hình thức liên kết "chăn nuôi gia công" đã xây dựng được gần 100 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô từ 500 đến 1.200 con/lứa; doanh nghiệp liên kết với 26 xã triển khai trồng lúa chất lượng cao gắn tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng mẫu lớn hơn 3.650 ha...

Mỗi địa phương đều chọn thế mạnh của mình làm điểm đột phá. Tại huyện lúa Can Lộc, Ðức Thọ, Cẩm Xuyên... việc tập trung phát triển đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập bằng việc ưu tiên tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa sang ô thửa lớn và liên kết với doanh nghiệp để triển khai cánh đồng mẫu lớn; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ bằng giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nông thôn mới gắn với nông nghiệp sạch, đi cùng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ và phát động phong trào cơ giới hóa, để rút lao động từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề chăn nuôi, dịch vụ... Qua tuyên truyền, huyện miền núi Vũ Quang (thuộc diện huyện nghèo) đã động viên được một số cán bộ, đảng viên (nhất là các bí thư, chủ tịch xã) đi đầu trong phát triển các mô hình sản xuất, trong đó mô hình tổng hợp kết hợp nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn của Bí thư đảng ủy xã Hương Minh Phạm Văn Ðức, Chủ tịch UBND xã Ðức Giang Nguyễn Minh Vinh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Ðức Lĩnh Nguyễn Thị Thọ... là những thí dụ điển hình.

Những mô hình tiền tỷ

Bên cạnh những mô hình sản xuất điển hình của các chủ trang trại là những người đứng đầu của các địa phương còn có nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu của bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Từ một vùng đất hoang hóa giờ đây trở lại vùng Cồn Nhòi, Thạch Tân, Thạch Hà ai cũng ngỡ ngàng với trang trại chăn nuôi gà đẻ của anh Trần Quốc Hòa (Thôn Tiến Bộ, xã Thạch Tân, Thạch Hà) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng.

Năm 2007 anh Trần Quốc Hòa đã mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng trang trại để nuôi lợn thương phẩm, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh chỉ nuôi 50, 70 con đến 120-130 con/lứa.Với những thành công bước đầu đã mang lại cho gia đình một nguồn thu khá. Để nhân rộng giống vật nuôi, anh thường xuyên đi thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình chăn nuôi gà ở địa phương trong và ngoài tỉnh. Đến tháng 2/2013, anh quyết định mua 10.000 con gà giống AVGA, đây là gà lai hướng trứng (gà 3 máu: VCN-G15, lai giữa gà Ai Cập, gà Ucraina và gà địa phương) về nuôi, lứa đầu tỷ lệ gà sống đạt gần 98%. Sau hơn 6 tháng, đàn gà bắt đầu đẻ trứng bình quân mỗi ngày có từ 5.500 - 6.000 quả trứng, trừ mọi chi phí, anh lãi ròng trên 6 triệu đồng. Hiện nay, trong chuồng anh đang có thêm 3.000 gà hậu bị, chuẩn bị đến thời kỳ đẻ trứng. Ngoài chăn nuôi gà đẻ, anh còn nuôi thêm trên 2.000 con gà và 1.000 con vịt thương phẩm chuẩn bị xuất chuồng. Anh Hòa cũng là người đầu tiên trong địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư 800 triệu đồng mua hệ thống nuôi gà theo phương pháp chuồng kín lạnh. Nhờ chăn nuôi đúng kỹ thuật, chất lượng giống tốt nên trứng của trại gà được thị trường ưa chuộng. Theo cách tính của anh Hòa thì doanh thu mô hình chăn nuôi gà, vịt và lợn đạt trên 3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt gần 1,3 tỷ đồng/năm. Hiện nay, trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Anh Hòa tâm sự: “Sau nhiều lần chuyển nhiều nghề, từ chạy xe chở thuê vật liệu xây dựng, xe chở khách chạy đường dài đến làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng cuộc sống gia đình cũng chẳng khấm khá lên. Liều lại thành đam mê, khi đã đam mê thì không có gì là không thể làm được”...

Ngược rừng lên với huyện miền núi Vũ Quang, mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm cá, lợn, trồng keo, dó trầm của ông Phạm Văn Ðức - Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh - một trong những mô hình điển hình được chọn làm mẫu để nhân rộng. Đến nay, thu nhập hàng năm từ mô hình này đạt từ 2 - 4 tỷ đồng/ năm.

Còn rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh bằng sự năng động, dám nghĩ dám làm những người nông dân chăm chỉ đã đánh thức tiềm năng bị “ngủ quên” làm giàu từ những gì gần gũi, thân thuộc trở thành những ông, bà chủ cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh cho biết: “Trong thời gian qua, vic t chc xây dng và nhân rng các mô hình phát trin sản xuất nông nghiệp đã có nhiu chuyn biến tích cực mang lại hiu qu kinh tế cao đã góp phn nâng cao thu nhp cho bà con, xoá đói, gim nghèo hiu quả. Thời gian tới, với nhiều chính sách ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp sẽ là cơ hội cho nông dân Hà Tĩnh có thêm nhiều mô hình sản xuất lớn hơn".

Trà Giang


    Ý kiến bạn đọc