Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số tổ chức cơ sở đảng, nhất là thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như về đất đai, tài nguyên, khoáng sản…chưa chặt chẽ. Hoạt động của một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thiếu tính chủ động. Vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa rõ nét. Một số địa phương chưa gắn chặt nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở ở, trong thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh; phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển… Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo thực thi tốt quyền lực chính trị. Từng tổ chức trong hệ thống chính trị phải thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi có vấn đề phức tạp xảy ra phải có khả năng xử lý kịp thời, chủ động giải quyết, khắc phục tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại cấp trên hoặc thoái thác nhiệm vụ cho cấp thôn xóm, tổ dân phố. Đối với tổ chức Đảng phải thực sự là hạt nhân chính trị đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Chính quyền cơ sở phải đảm bảo vai trò quản lý, điều hành thông suốt, đồng bộ, không buông lỏng công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo phân cấp quản lý ở địa phương. Các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy tốt chức năng tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở vững mạnh; không phục tình trạng hoạt động theo kiểu hành chính hóa.
Hai là, Từng tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn bộ hệ thống chính trị phải đảm bảo vận hành thông suốt, đồng bộ, không chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ. Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa từng tổ chức và các bộ phận trong từng tổ chức; có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa các tổ chức với nhau; có sự phân định rõ chức năng của hai cơ quan do cùng một chủ thể cán bộ thực hiện, như giữa vai trò bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; giữa vai trò của bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã; giữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy với công tác quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể nhân dân; đảm bảo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cá nhân được giao quyền có thể kiểm soát quyền lực và phối hợp hoạt động với nhau, chống xu hướng lạm dụng quyền lực, bao biện làm thay, lấn sân, hoặc buông lỏng vải trò của từng tổ chức.
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đi đôi với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương. Phát huy tốt dân chủ sẽ tranh thủ được trí tuệ, nguồn lực của người dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Phát huy tốt dân chủ sẽ tạo được sự ổn định để phát triển; ngược lại vi phạm quyền làm chủ nhân dân sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, hệ thống chính trị mất chỗ dựa từ nhân dân. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo cho nền dân chủ ở cơ sở thực sự phát huy tác dụng.
Bốn là, Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng. Theo thông kê, tính đến 30 tháng 6 năm 2014, vẫn còn khá lớn số cán bộ cơ sở cần phải được đào tạo, chuẩn hóa. Trong đó, có 1126 người cần phải được đào tạo để chuẩn hóa về trình độ chuyên môn; cần đào tạo, chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị là 772 người; số không đủ điều kiện để đào tạo, chuẩn hóa là 886 người, trong đó có 834 người quá tuổi không đủ điều kiện để tái cử nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Tùy theo yêu cầu của từng chức danh, đội ngũ cán bộ phải được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn nhất định. Mặt khác trình độ, bằng cấp phải tương xứng với năng lực thực tiễn của cán bộ. Phải lấy kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao làm thước đo để đánh giá cán bộ, đặc biệt là năng lực, khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra tại cơ sở.
Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên, tin tưởng rằng: hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh ta tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung; là nơi giữ mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên, toàn diện với người dân; làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là cấp cụ thể hóa và tổ chức vận động, tuyên truyền, cổ vũ quần chúng nhân dân lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đồng thời, đó cũng là điều kiện kiện thuận lợi để hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục hoàn thiện về cấu trúc chức năng, về cơ chế vận hành, góp phần bảo ổn định chính trị xã hội, tạo nền tảng để Hà Tĩnh ổn định và phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Hài
Tin mới cập nhật
- Phat huy truyền thống vẻ vang, xây dựng lực lượng vũ trang Hà Tĩnh chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới ( 08/12)
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân ( 08/12)
- Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp ( 08/12)
- Tiểu đội Dân quân xã Sơn Kim 1 việc khó đi đầu, gian nan không quản ( 08/12)
- Cục Thuế Hà Tĩnh: Tập trung thu ngân sách và đẩy mạnh cải cách hành chính ( 08/12)
- Bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới: Kết quả bước đầu và một số giải pháp bổ sung ( 08/12)