Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật của Đảng
EmailPrintAa
14:58 09/04/2013

Thời gian qua, nhất là từ khi có Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 15/9/2005 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường công tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng, Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, chi bộ từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Con số trong năm

Thông qua công tác qua kiểm tra, giám sát, cấp ủy, các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra đã phát hiện, giải quyết được một số vấn đề nổi cộm, phức tạp, xử lý nghiêm một số tổ chức đảng, cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt có vi phạm. Việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng có vi phạm ngày càng kịp thời, đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc thủ tục, đảm bảo tính nghiêm minh, công khai, dân chủ. Trong tổ chức thực hiện, có nhiều cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả cao như việc thành lập các đoàn công tác của cấp ủy để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị; gắn kiểm tra, giám sát với xây dựng chỉnh đốn Đảng, giáo dục lý luận chính trị, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính. 

Trong năm qua, đã kiểm tra 472 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Trong số đảng viên được kiểm tra, có 129 đồng chí là cấp uỷ viên các cấp, chiếm 27,3% số đảng viên được kiểm tra. Sau kiểm tra, kết luận: 218 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 113; đã thi hành kỷ luật 97; cấp uỷ viên có vi phạm 90 đồng chí. Nội dung kiểm tra: chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chiếm 42,7%; thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chiếm 19,2%; nguyên tắc tập trung dân chủ 7,1%; phẩm chất lối sống, chiếm 5%, nội dung khác 26% ... Kiểm tra 159 tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, tăng so với cùng kỳ 20 tổ chức (14,4%). Kết luận, số tổ chức đảng có vi phạm 54; phải thi hành kỷ luật 3; đã thi hành kỷ luật 3 tổ chức. Nội dung kiểm tra: chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiếm 61,8%; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chiếm 9,7%; việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cấp mình và cấp trên, chiếm 7,5%; thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm trong đơn vị mình, chiếm 5,9%, nội dung khác chiếm 15.1%. Kiểm tra 903 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giảm so với năm trước 230 tổ chức (20,3%). Qua kiểm tra kết luận có 684 tổ chức đảng tiến hành thực hiện tốt; 219 tổ chức đảng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Đã kiểm tra 295 tổ chức đảng cấp dưới về thi hành kỷ luật trong Đảng. Qua kiểm tra, kết luận: 219 tổ chức đảng thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật.

Giám sát 1.479 đảng viên; qua giám sát phát hiện số đảng viên có khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm 43; phải chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm 27 trường hợp. Giám sát 729 tổ chức đảng, tăng 108 tổ chức đảng; qua giám sát phát hiện số tổ chức đảng phải chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm 5 tổ chức. Nội dung giám sát tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp uỷ cấp trên và cấp mình; chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thực hiện chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được giao; việc thực hiện quy chế làm việc của cấp uỷ cấp mình và công tác cán bộ... Xử lý kỷ luật 549 đảng viên, tăng 279 đảng viên (103,3%) so với năm trước; với các hình thức: khiển trách 353; cảnh cáo 165; cách chức 12; khai trừ 19. Cấp uỷ viên các cấp bị xử lý kỷ luật 118 (huyện ủy viên và tương đương 4, cấp ủy cơ sở 44, chi ủy viên 70). Trong số đảng viên bị thi hành kỷ luật có 8 trường hợp bị truy tố trước pháp luật, trong đó 5 bị phạt tù; xử lý hành chính 59 trường hợp. Nội dung vi phạm: chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chiếm 71,2%; thiếu trách nhiệm chiếm 14,1%; phẩm chất lối sống chiếm 3,8% và các vi phạm khác. Thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng do thiếu trách nhiệm để xẩy ra sai phạm trong đơn vị; về chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tổng số đảng viên bị tố cáo phải giải quyết 47, giảm so với năm trước 82 trường hợp. Đã giải quyết 47 trường hợp, đạt 100% số phải giải quyết. Kết quả giải quyết: chưa có cơ sở kết luận 6, tố sai 4; tố đúng và đúng một phần 37, trong đó, đúng có vi phạm 25, phải thi hành kỷ luật 8; đã thi hành kỷ luật 6. Nội dung tố cáo đối với đảng viên chủ yếu là việc: chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thiếu tinh thần trách nhiệm; vi phạm phẩm chất lối sống; quản lý sử dụng đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng và các nội dung khác. Tổng số tổ chức đảng bị tố cáo phải giải quyết 4, giảm so với năm trước 1 trường hợp. Kết quả giải quyết: tố sai 1, tố đúng và đúng một phần 2, trong đó đúng có vi phạm 1, nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật. Nội dung tố cáo đối với tổ chức đảng là thiếu trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại đơn vị mình và sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đất đai, mất đoàn kết nội bộ.

Năm 2012, số lượng đơn, thư tố cáo nhận được và số phải giải quyết giảm so với năm trước; 100% số đơn thư được giải quyết dứt điểm nên tình trạng tái tố, tố vượt cấp đều giảm. Tiến hành kiểm tra 11 cơ quan tài chính về thu, chi ngân sách, tăng 1 tổ chức so với năm trước. Nội dung kiểm tra: việc thu chi, quản lý sử dụng ngân sách; xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản. Kết luận: 2 tổ chức và 3 đảng viên có vi phạm các nội dung được kiểm tra, đã nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời. Kiểm tra 851 tổ chức đảng về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí, giảm 350 tổ chức so với năm trước. Qua kiểm tra phát hiện 28 tổ chức đảng có vi phạm về thu, nộp; 19 tổ chức đảng vi phạm về quản lý, sử dụng đảng phí. Kiểm tra 16.279 đảng viên về việc nộp đảng phí, phát hiện 1.152 đảng viên có vi phạm. Tổng số đảng phí phải truy thu đối với tổ chức đảng và đảng viên là 65.457.000 đồng.

Những kết quả đạt được của công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần quan trọng vào việc giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Cần xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp vi phạm

Tuy vậy, một số cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy vẫn thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Không ít cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra hiểu về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn mơ hồ, lẫn lộn; chưa kịp thời, nhạy bén trong nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm của các tổ chức đảng, đảng viên để kiểm tra, giám sát; còn né tránh, ngại kiểm tra, giám sát cấp ủy viên cùng cấp, người đứng đầu chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội. Việc xử lý một số trường hợp vi phạm còn thiếu kịp thời, thiếu kiên quyết, chưa thật sự đồng bộ giữa kỷ luật đảng với kỷ luật chính quyền, đoàn thể. Khả năng tham mưu, giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn còn hạn chế, bất cập. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe không cao. Sự phèi hîp gi÷a ủy ban kiểm tra các cấp víi c¸c cơ quan, tổ chức có liªn quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của §¶ng còn chưa nhiều. Chưa phát huy được tÝnh tù gi¸c, tự tu dưỡng, rèn luyện, tù phª b×nh vµ phª b×nh, tù kiÓm tra cña tæ chøc ®¶ng, ®¶ng viªn… 

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát. Tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực của một số cán bộ làm công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế. Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở chưa có cán bộ chuyên trách, chưa có chế độ đãi ngộ, hoạt động thiếu thường xuyên, hiệu quả, tác dụng còn đạt thấp.

Đến các giải pháp thực hiện 

Để khắc phục tình trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật trong Đảng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ cấp bách hiện nay, nhất là phòng ngừa, ngăn chặn tệ tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xin đề xuất các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch và thường xuyên chỉ đạo thực hiện việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật Đảng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng. Xây dựng Quy định chế độ cấp ủy, nhất là bí thư, phó bí thư, lãnh đạo tổ chức đảng, cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp phải tham gia các lớp tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát từng năm, từng nhiệm kỳ. Kết hợp nhiều hình thức để giới thiệu, tuyên truyền kết quả việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình và những kinh nghiệm bổ ích đúc kết từ thực tiễn.

Thứ hai, chủ động rà soát những quy định, quy chế, hướng dẫn, quy trình về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và công tác xây dựng đảng có liên quan, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới và đề nghị cấp có thẩm quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Trước hết, tập trung hoàn thiện các quy định, quy chế của cấp mình hoặc đề xuất với cấp trên hoàn thiện các quy định, quy chế về chế độ chính sách, quy chế làm việc, chế độ công tác, học tập tu dưỡng, các quy định, hướng dẫn, quy trình, chương trình, kế hoạch, các tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ trong Đảng và chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp, cấp ủy viên cùng cấp, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội và cán bộ, đảng viên thuộc địa bàn, lĩnh vực dư luận xã hội đang quan tâm như: tài chính ngân sách; đất đai; chương trình dự án; tài nguyên môi trường; xây dựng cơ bản; nơi cấp phát các nguồn vốn; nơi thường xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm sau kiểm tra và sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); kiểm tra, giám sát đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Thứ tư, tích cực đổi mới phương pháp, hình thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát phù hợp với mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát. Luôn gắn kiểm tra, giám sát với việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí", Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Khi ban hành chủ trương, chính sách phải đồng thời xây dựng kế hoạch để kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách đó. Phát huy vai trò các đoàn công tác của cấp ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát địa phương, cơ sở. Thường xuyên bám, nắm tình hình các đơn vị trực thuộc, kịp thời phát hiện các vi phạm để kiểm tra, xử lý, khắc phục tình trạng thụ động chạy theo vụ việc. Tăng cường sự phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tham mưu và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Xử lý kỷ luật nghiêm những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, bất kỳ đó là ai, giữ chức vụ nào, đảm bảo tính dân chủ, công minh.

Thứ năm, cấp ủy các cấp phải luôn ủng hộ, tạo các điều kiện và khuyến khích hoạt động kiểm tra, giám sát, thường xuyên quan tâm kiện toàn, củng cố ủy ban kiểm tra cấp mình; làm tốt công tác tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần chiến đấu cao, hiểu biết kiến thức nhiều lĩnh vực, nắm vững nghiệp vụ, đạo đức lối sống trong sáng, trung thực, thẳng thắn, tận tụy ngang tầm với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Phải quy định chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn đối với cán bộ mới vào ngành kiểm tra. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật cho hoạt động của ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra và có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ kiểm tra. Ủy ban kiểm tra các cấp phải đẩy mạnh ứng dụng về công nghệ thông tin, gắn với cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Thứ sáu, tích cực tổ chức hội thảo, nghiên cứu các chuyên đề, đề tài khoa học về công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các vấn đề trong thực tiễn còn khó khăn, vướng mắc (kiểm tra, giám sát  trên các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, chương trình dự án); tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện; nâng cao ý thức tự giác, tự bồi dưỡng, nghiên cứu để nâng cao khả năng thực thi nhiệm vụ cho cán bộ làm kiểm tra, các cấp. Cấp ủy phải chủ trì tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời rút kinh nghiệm, từ đó có kế hoạch, phương pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.


    Ý kiến bạn đọc