Toả sáng tinh thần chiến thắng ngày 30/4
EmailPrintAa
14:04 09/04/2015

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng ký ức, tinh thần chiến thắng 30/4 vẫn còn nguyên vẹn trong lòng những người cựu binh cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam, bởi ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của sự kiện này đối với lịch sử dân tộc. Làm nên mốc son chói lọi đưa đất nước từ đau thương, nô lệ sang làm chủ vận mệnh dân tộc không thể không nói đến sự cống hiến, hi sinh xương máu của bộ đội cụ Hồ, trong đó có những người cựu chiến binh hôm nay. Nhìn lại quá khứ, soi vào hiện tại, tinh thần chiến thắng ấy vẫn tỏa sáng, dẫn lối đưa đường cho những người lính năm xưa.
 

Sau chiến thắng vang dội của quân ta ở Tây Nguyên được mở màn bằng trận đánh Buôn-Ma-Thuột vào ngày 10/3/1975, hệ thống phòng thủ của quân địch trên toàn miền bị đảo lộn. Tinh thần đội ngũ tướng lĩnh và quân sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa dao động, hoảng loạn đến cực độ. Thừa thắng xốc tới, ngày 17/3/1975 Bộ tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên - Huế, B4-B5 ra lệnh tiến công địch trên toàn tuyến phòng thủ từ Thạch Hãn - Mỹ Chánh, sông Nhùng vào tận đèo Hải Vân. 

Ngày 24/3, vòng vây quân địch ngoài cửa biển đã bị khép chặt, chúng không còn đường thoát thân. Bọn lính tráng vất súng đạn, cởi bỏ giày dép, áo quần đồng loạt cầm vải trắng ra hàng. Đúng là một cảnh hỗn chiến hỗn quân chưa từng có trong lịch sử. Thấy trận đánh đã nắm chắc phần thắng, Ban Chỉ huychiến dịch lệnh cho một cánh quân ngược lên Phong - Quảng, rồi xuống thuyền tiến vào thành phố Huế. Trưa ngày 25/3,  toàn đơn vị đã chiếm lĩnh thành phố Huế. Các đại đội được phân công bảo vệ cầu Trường Tiền, Cầu Mới, Bạch Hổ, Thành Nội, Mang cá nhỏ,… nhanh chóng tảo trừ, bắt tù binh, thu vũ khí và bảo vệ các mục tiêu quan trọng, bảo vệ di tích thành nội Huế. Trong khi chốt chặt các ngã phố, đơn vị chúng tôi cho đặt 5 bàn đăng ký, mỗi bàn sử dụng  2 đã tự (đánh máy) để đánh giấy chứng nhận binh sĩ đã ra đầu thú được “trả quyền công dân” cho về quê. Anh em tù hàng binh cầm được tờ giấy của mặt trận mừng như chết được sống lại.  Nhiều người rút nhẫn vàng, đồng hồ ra khỏi tay: “Con xin cảm tạ, xin biếu ngài!” nhưng các chiến sĩ chỉ mĩm cười, xua tay…

Ngày 26/3,  Quân đoàn II, Quân đoàn 6, Tiểu đoàn 33 đặc công,… tất cả đều hội tụ vào thành phố Huế rồi tiếp tục tấn công vào Đà Nẵng, qua đèo Hải Vân để có một kết cục chiến thắng Trị - Thiên - Huế - Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975. Với mệnh lệnh của Tổng tư lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc”. Các đơn vị chủ lực nhanh chóng thu quân, chỉnh đốn lại đội hình rời Huế, Đà Nẵng tiến đánh quân địch thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung rồi nhanh chóng hình thành 1 trong 5 cánh quân tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Vào chiến dịch cuối cùng, có hàng ngàn người con của quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh trong đội ngũ. Dọc đường hành quân đã có biết bao người ngã xuống trên đường thắng lợi để những đồng đội còn lại được đứng trên đài vinh quang của “thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, trong số đó có thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, Cao Xuân Khuông, Võ Chót,…

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất thu về một mối, những người lính lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới cũng không kém phần cam go, thử thách, đó là lo khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, lo trọn công tác chính sách, lo xóa đói  giảm nghèo, bảo vệ biên cương, hải đảo, làm trọn nghĩa vụ quốc tế cao cả,… Những nhiệm vụ đó đều ều không đơn giản, không chỉ   đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà có khi còn phải trả giá cả bằng xương máu. Ấy vậy mà, họ đã vượt qua tất cả, thậm chí nhiều chiến sĩ trở về đời thường vẫn lăn xả vào làm kinh tế, vẫn miệt mài cống hiến, hi sinh , rồi trở thành những doanh nghiệp, doanh nhân, trở thành những cán bộ từ thôn, xã, huyện đến tỉnh và Trung ương.

Ở đâu có bộ đội Cụ Hồ, ở đó có “Phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu”. Bộ đội Cụ Hồ luôn nghe dân nói và nói cho dân nghe bởi họ luôn luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  Bước ra khỏi cuộc chiến, nhiều sĩ quan trên quê hương Hà Tĩnh vẫn không ngừng phấn đấu xây dựng quân đội chính quy và từng bước hiện đại; luôn gắn cuộc đời mình suốt đời với quân ngũ, nhiều người đã trở thành những tướng lĩnh trong “Làng tướng QĐNDVN” như Phạm Văn Long, Võ Trọng Việt, Hoàng Trọng Tình, Lê Văn Chưởng, Nguyễn Doãn Não, Nguyễn Đức Tới, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Viết Bằng…

Về với đời thường, gần 8 vạn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) toàn tỉnh phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của Hội là tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN và nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, nhiều CCBtuổi cao, sức khỏe yếu, là thương binh hạng nặng vẫn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu đảm nhiệm trọng trách ở địa phương đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các thế hệ CCB Hà Tĩnh hôm nay không cam chịu đói nghèo, nhiều tập thể và cá nhân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu: Đó là tập thể Hội CCB huyện Kỳ Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh; Hội CCB xã Kỳ Phương, Kỳ Tân, Hòa Hải,Sơn Kim 1, Xuân Mỹ, Thạch Châu, phường Thạch Linh,…

Trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã có nhiều hội viên tiêu biểu như Đại tá Lê Văn Đàm, TB ¾, ở tuổi 74 vẫn đảm đương chức vụ Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng miền Trung - Công ty hàng đầu về xây dựng công trình tại Bắc Miền Trung, có doanhthu từ 100 tỷ đến gần 200 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 200 lao động, nộp ngân sách Nhà nước hàng năm từ 4 đến 6 tỷ đồng. Công ty còn hỗ trợ các địa phương làm đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu cống, hội quán, làm từ thiện từ 2 đến 3 tỷ đồng. Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương, đất nước, năm 2013 ông được tôn vinh “Doanh nhân Hà Tĩnh tiêu biểu” và được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tặng nhiều bằng khen.

Ngoài ra phải kể đến Đồng chí Tôn Phúc - thương binh, hội viên Hội CCB xã Vượng Lộc là chủ doanh nghiệp Vĩnh Ngọc chuyên xây dựng công trình tổng hợp, doanh thu hàng năm từ 30 đến 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 lao động. CCB,, thương binh Trần Nghệ Tĩnh (Cẩm Xuyên) đầu tư mô hình trang trại, nuôi lợn liên kết với quy mô một lứa 6 nghìn con,…

Hưởng ứng cuộc vận động: “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, Tỉnh hội đã phát động phong trào: “Hiến kế, hiến công, hiến đất”, đã có 100% hội cơ sở đăng ký tham gia vàcó nhiều công trình mang tên CCB như: “Con đường CCB”, “Cây cầu CCB”, “Mương thoát nước CCB”. Tiêu biểu như Hội CCB Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ, Kỳ Tân (Kỳ Anh), Thạch Tân (Thạch Hà), Thạch Châu (Lộc Hà), Sơn Kim 1 (Hương Sơn). Các hội viên cũng tích cực tham gia phong trào như: CCB Đường Văn Lý (Can Lộc) hiến 1.680m2 đất cùng hàng trăm cây lấy gỗ; CCB Nguyễn Văn Lý xã Đức Bồng (Vũ Quang) hiến 1.000m2 đất; Bùi Xuân Đại, Chủ tịch CCB xã Đức Đồng ủng hộ 250 triệu đồng làm cầu đỗ bê tông dài 10m, rộng 35 m đổ đường bê tông hai đầu cầu dài 110m; CCB Nguyễn Văn Lai xã Sơn Tây ủng hộ 160 triệu đồng làm được hơn 1km đường bê tông nối liền hai thôn; CCB Nguyễn Thanh Triết xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) xây cổng làng và làm đường vào làng Thiện Nộ với 163m, trị giá 77 triệu, tự đóng và vận động nhân dân đóng góp xây lại đền Thành Hoàng của làng với trị giá hơn 400 triệu,…

Tinh thần chiến thắng ngày 30/4 đã khẳng định giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam không chỉ ở quá khứ mà cả ở hiện tại, không chỉ trong nước mà vươn mình khắp năm châu, bốn bể. Tiếp nối qúa khứ hào hùng của dân tộc, những người lính năm xưa vẫn vững vàng niềm tin và ra sức phấn đấu, cống hiến để góp sức mình vào công cuộc đổi mới và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, để "Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên!” như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu "Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên!” như lời căn dặn của Bác Hồ Kính yêu.

Thanh Triết - Trọng Thâm


    Ý kiến bạn đọc