Một số nét đáng chú ý về cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ lần thứ 58
EmailPrintAa
10:03 15/12/2016

Ngày 08/11/2016, nước Mỹ tiến hành Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 58 để tìm người thay thế Tổng thống đương nhiệm Barak Obama, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 01/2017. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn được đánh giá là khá phức tạp về phương thức, thủ tục bầu cử, tuy nhiên cuộc bầu cử lần này còn tạo ra nhiều điểm nhấn khác thường so với các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trước đây:

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử có số cử tri đăng ký vượt trên 200 triệu người; lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ trở thành ứng cử viên Tổng thống của một đảng lớn; và cũng lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, có người chưa từng làm trong Chính phủ trở thành ứng cử viên của một đảng lớn...

Mức độ quan tâm về cuộc Bầu cử cũng lập kỷ lục mới. Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình của các ứng cử viên Tổng thống đã có 84 triệu người theo dõi. Cuộc tranh luận trên truyền hình thứ hai, 3 trang mạng xã hội là Youtube, Facebook, Twitter cũng lập kỷ lục mới riêng: 124 triệu người xem trên Youtube, hơn 17 triệu cư dân mạng đăng hoặc chia sẻ trên Twitter, khoảng 19,8 triệu tài khoản Facebook của Mỹ đã đăng, chia sẻ, bình luận và ấn nút like (thích) đối với 92,4 triệu bài đăng liên quan đến chủ đề này. Điều đáng chú ý là số lượng người xem trên mạng cao hơn nhiều so với số lượng người theo dõi qua truyền hình.

Xu thế ủng hộ ứng cử viên “nghiêng về một bên” của báo chí truyền thống Mỹ cũng chưa từng có trước đây. Thậm chí một số báo giấy thuộc phe bảo thủ, các cuộc bầu cử trước luôn ủng hộ đảng Cộng hòa, lần này tỏ thái độ ủng hộ bà Hilary, như “The New York Times”, “Washington Post”... Đứng về phía Donal Trump chỉ có kênh truyền hình Fox và một số trang mạng tin tức cánh hữu.

Trong khi báo giấy truyền thống ủng hộ nghiêng về phía Hilary, thì Donal Trump  lại được truyền thông mạng xã hội lăng xê. Điều này được thể hiện rõ nhất, một tuần sau “cuộc tranh luận đầu tiên” giữa hai ứng cử viên Tổng thống, kết quả thăm dò dư luận chuyên nghiệp được các phương tiện truyền thông truyền thống của Mỹ lần lượt công bố trái ngược hoàn toàn với kết quả bình chọn trực tuyến trên mạng Internet.

Cách thức, thủ tục chọn ứng viên Tng thống Mỹ có thế coi khá phức tạp, như:

Đối với việc bỏ phiếu: từ năm 2004 có 6 hệ thống bỏ phiếu được sử dụng mang tính hiện đại hóa rất cao, đó là: (1) Đục lỗ thẻ, (2) Cần gạt, (3) Phiếu scan trên máy tính, (4) Thiết bị điện tử ghi nhận trực tiếp, (5) Phiếu giấy và (6) Hỗn hợp. Hiện nay, còn có thêm một thể lệ mới là “bỏ phiếu sớm”. Máy bầu cử được đặt tại các siêu thị và các nơi công cộng khác trong vòng 3 tuần trước ngày bầu cử.

Cử tri (công dân) Mỹ không trực tiếp bầu ra Tổng thống, mà cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu ra những đại cử tri bang mình. Theo quy định của pháp luật bầu cử Mỹ, ứng viên Tổng thống nào có được nhiều người đại điện (người ủng hộ) nhất trong số đại cử tri mỗi bang thì sẽ được hường toàn bộ số phiếu đại cử tri bang đó. Các đại cử tri sẽ nhóm họp tại bang mình (ngày thứ Hai đầu tiên liền sau ngày thứ Tư thứ hai của tháng 12 thuộc năm bầu cừ) để bầu hai ứng viên vào chức Tổng thống và Phó Tồng thống. Tại phiên họp chung của Quốc hội mới được bầu ra (khóa mới) tổ chức vào tuần đầu tháng Giêng (thường vào ngày 6/01) năm sau sẽ tiến hành kiểm phiếu đại cử tri dưới sự điều hành của Chủ tịch Thượng viện, ứng cử viên nào có được từ 270 phiếu trờ lên (tổng số phiếu đại cử tri là 538 phiếu) sẽ đắc cử Tổng thống.

Theo kết quả sơ bộ (tính đến ngày 10/11/2016), ứng cử viên Donal Trump đã giành được 309 đại cử tri, trong khi bà Hillary chỉ được 232 phiếu. Ông Donal Trump đã đắc cử, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

T.H


    Ý kiến bạn đọc