Những cánh chim báo chí và tài liệu từ Sài Gòn tới bàn Hội nghị Paris
EmailPrintAa
09:03 07/02/2013

Chiến tuyến đôi bờ không cách biệt

Nhớ lại những ngày tháng đấu tranh lâu dài suốt 3 năm liền và rất quyết liệt tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đồng chí Dương Đình Thảo, phát ngôn viên chính thức của phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam kể: “Lúc đó 2 đoàn của ta đấu tranh với đoàn Bộ ngoại giao Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn rất quyết liệt và hàng ngày, có khi đến nửa đêm các phái đoàn mới dừng tranh cãi trong bảo vệ quan điểm của từng bên”.

Chiến tuyến đôi bờ không cách biệt

Nhớ lại những ngày tháng đấu tranh lâu dài suốt 3 năm liền và rất quyết liệt tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đồng chí Dương Đình Thảo, phát ngôn viên chính thức của phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam kể: “Lúc đó 2 đoàn của ta đấu tranh với đoàn Bộ ngoại giao Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn rất quyết liệt và hàng ngày, có khi đến nửa đêm các phái đoàn mới dừng tranh cãi trong bảo vệ quan điểm của từng bên”.

Mỗi lần đấu lý thì đoàn Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn thường hay lật lọng, tráo trở trước những chứng cứ của 2 phái đoàn ta đưa ra. Nhất là những quan điểm về vi phạm ngừng bắn, đàn áp nhân dân vùng tạm chiếm, kể cả vùng giải phóng của ta. Đó là điều mà hai đoàn ta thường rất khó tìm chứng cứ để buộc tội đối với Henris Kitxingiơ (đoàn Mỹ) và Trần Văn Lắm (Nguỵ quyền Sài Gòn) về những hành động vi phạm nhân quyền của Mỹ - ngụy tại miền Nam; khi mà Mỹ đang đi vào “hồi kết” của chiến dịch Việt Nam hoá Chiến tranh do R.Nicxơn vạch ra. Hàng ngày trên mỗi miền quê Nam Bộ, chúng đã tàn sát đồng bào ta ở ngay Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ. 

Một chủ trương rất táo bạo lúc ấy của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Trần Bạch Đằng đề xuất và chỉ đạo đã được bí mật thực hiện ngay, là sử dụng Bưu điện Sài Gòn để chuyển báo chí công khai được in ấn tại Sài Gòn sang Paris.

Thực hiện mệnh lệnh đó, từ đầu năm 1969 đến ngày bốn bên ký kết Hiệp định Paris đầu năm 1973, trên bàn đàm phán tại hội nghị Paris luôn có một nguồn thông tin chính thức hàng ngày, điều đó đã tạo thuận lợi trực tiếp cho 2 phái đoàn đàm phán của ta. Đó là những chuyến thư được Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy Sài Gòn bố trí chuyển công khai bằng máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến thẳng thủ đô Paris của nước Pháp, nơi đang diễn ra Hội nghị Paris về Việt Nam. Và người thực hiện sự chỉ đạo đó chính là cô Trần Thị Ngọc Sương (Sáu Sương), một cán bộ hoạt động bí mật đơn tuyến của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong nội thành.

Tiếp chúng tôi tại căn nhà từng làm căn cứ cho xưởng in bí mật của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tại Đô Thành, bà cho biết: “Chủ trương sử dụng Bưu điện Sài Gòn chuyển tài liệu và báo chí công khai in ấn ngay tại Sài Gòn của chế độ Sài Gòn xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Bạch Đằng, lúc đó là Bí thư Khu ủy Sài Gòn, nhằm chủ trương phải lập ra các chị em đơn tuyến hoạt động bằng báo chí công khai ngay tại nội thành Sài Gòn, không qua sự kiểm duyệt đường thư của Ngụy Sài Gòn - đây là đòn “cân não” mà chỉ những người cộng sản lúc đó mới dám làm”.

Những người được Khu ủy giao nhiệm vụ cũng là những nữ cán bộ, đảng viên hoạt động đơn tuyến, rất bí mật ở ngay giữa tai mắt của một guồng máy là mạng lưới tình báo, thám báo của Mỹ và Nguỵ Sài Gòn đóng dày đặc giữa đô thành Sài Gòn. Cô Sáu Sương kể: “Lúc giao nhiệm vụ chuyển thư báo sang Paris, chỉ có chị Phạm Ngọc Dung - Ủy viên Ban Phụ vận của Khu ủy biết, còn nữa hoàn toàn bí mật. Vì chị Phạm Ngọc Dung nhận chủ trương từ đồng chí Trần Bạch Đằng giao Ban Phụ vận của Khu ủy tìm người thực hiện kế hoạch này. Để giữ bí mật, chị Dung yêu cầu không được cho những người chưa tin tưởng và chưa qua thử thách biết”. Việc bố trí nhân sự chị em làm phải tuyệt đối bí mật, khi chọn lựa các thông tin, các tờ báo công khai hàng ngày từ Sài Gòn phát hành hằng ngày, tuần… gửi sang Paris do một tổ giao bưu của bà Trần Thị Ngọc Sương đảm trách.

Nhiệm vụ đặc biệt này được thực hiện suốt 3 năm liền từ đầu năm 1969 đến 1972, nhằm đưa đến cho hai Đoàn ngoại giao của ta có những thông tin “nóng” nhất của Sài Gòn và miền Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam đang diễn ra ở thủ đô Paris - Pháp. Các chị trong tổ bưu tá bí mật đã phải làm ngày, làm đêm để lựa chọn báo. Trong cả 3 năm, không một kiện hàng nào bị lộ, phải trả lại hoặc bị khám xét dù mạng lưới điệp báo của Mỹ - Ngụy lúc đó nghi ngờ ta đã đưa những thông tin đó từ Sài Gòn sang Paris, nhưng không biết bằng cách nào nhanh và hiệu quả như vậy.

Tạo ra chiến tuyến thầm lặng tbáo chí tại Sài Gòn

Công việc hàng ngày là các chị phải chọn các báo tại Sài Gòn ra ngày, báo tuần; chọn những loại báo có xu hướng chính trị tiến bộ, tin, bài thông tin xác thực, được xuất bản ngay tại Sài Gòn và các đô thị trong miền Nam. Báo chí chọn phải chú ý những báo có nhiều thông tin sớm nhất, nhanh nhạy nhất về sự chà đạp nhân quyền và lẽ phải, tàn sát bà con Sài Gòn và đồng bào các tỉnh miền Nam của Đế quốc Mĩ và Nguỵ quyền Sài Gòn. Xong việc lựa chọn là đến việc sắp xếp để di chuyển công khai theo đường thư tín từ bưu cục trung tâm Sài Gòn ra sân bay Tân Sơn Nhất, rồi chuyển sang Paris trong ngày đó. Như vậy để đảm bảo tài liệu trong mỗi chuyến bay, các chị phải làm từ sáng sớm, lựa chọn, cho vào thư tín bảo đảm, thật chu đáo, bí mật mà chỉ tổ bưu tá của các chị mới biết được chuyển cái gì, để làm việc gì và chuyển đi đâu.

Việc mua báo, chọn loại báo, cử ai đóng vào bưu phẩm ở bên ngoài Bưu cục Trung tâm Sài Gòn, chọn ai đưa và nhận bưu phẩm gửi ở quầy của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn qua Trung tâm khai thác vận chuyển đến khâu thư đi đều phải đảm bảo bí mật vì phải qua nhiều con mắt rình rập của tình báo Mỹ - Nguỵ tại Bưu cục trung tâm. Sau khi qua các thủ tục thông thường theo luật Bưu chính quốc tế, các chuyến hàng “đặc biệt” kia được công khai lên máy bay đến Paris mà không quá cảnh một nước thứ ba nào.

Sau khi những gói hàng “đặc biệt” được chuyển đến, các chị phải chọn một địa chỉ bí mật ở ngay nội ô Paris, để các gói hàng kia được tiếp nhận một cách an toàn, nhanh chóng. Đây là một việc cũng phải tính toán kỹ lưỡng tại thủ đô của nước Pháp. Qua sàng lọc, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định nắm được số nhân sỹ, trí thức yêu nước là Việt kiều của ta tại Pháp và có nhiều người mang nặng tình yêu nước sâu sắc. Và Khu ủy Sài Gòn - Gia Định bằng những mạng lưới thông tin của kiều bào yêu nước, đã chọn lọc kỹ; xin ý kiến lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và hai đoàn đại biểu của ta đang căng thẳng đàm phán với Mỹ, nhằm tìm ra những địa chỉ bí mật giữa lòng thủ đô nước Pháp.

Từ “bưu phẩm” đi, đến hàng ngày, các địa chỉ đỏ này lại chọn lọc lần nữa và các thông tin quý giá khi xuống máy bay, được chuyển ngay đến nơi ở hàng ngày của 2 phái đoàn ta do đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị làm Trưởng đoàn, đồng chí Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình là Trưởng đoàn Bộ Ngoại giao của 2 đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam - Việt Nam để đấu trí trực tiếp với các luận điệu ngoan cố, xuyên tạc của hai đoàn Mỹ, do ngoại trưởng Mỹ Henris Kitxingiơ và Nguỵ quyền Sài Gòn do ngoại trưởng Trần Văn Lắm dẫn đầu tại Hội nghị Paris. Tại bàn đàm phán, 2 đoàn Mỹ - Nguỵ Sài Gòn đều không ngờ vì những thông tin ta đưa ra chính là thông tin công khai do chúng kiểm duyệt, trong đó đã qua kiểm duyệt gắt gao của Bộ Thông tin Chính phủ Sài Gòn, không biết làm cách nào mà ta lại chuyển sang nhanh đến thế. Tất cả đều bằng giấy trắng mực đen rõ ràng, in và phát hành công khai tại Sài Gòn, có cả hình ảnh các báo Sài Gòn công khai… vậy mà ngày trước in xong ở Sài Gòn, ngày sau đã có mặt trên bàn cuộc họp của hai phái đoàn ta tại Paris. Vì vậy, như đồng chí Dương Đình Thảo đã nói: “khi 2 phái đoàn ta đưa những chứng cứ công khai đó ra, chúng đứng lưỡi, không chống chế vào đâu được về những nạn nhân chiến tranh, những tội ác, những trận bom càn phá, giết hại nhân dân mà Mỹ & Nguỵ quyền Sài Gòn đang gây ra hàng ngày, nhất là các vùng tạm chiếm miền Nam”.

Gần cuối của Hội nghị Paris (tháng 10/1972), chủ trương của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định và đồng chí Trần Bạch Đằng chỉ đạo các chị em bổ sung các nguồn tư liệu khác phong phú hơn nữa, có nhiều thông tin có giá trị hơn nữa để phục vụ cho hai đoàn. Cứ thế hơn ba năm trời hoạt động theo dạng đơn tuyến, các chị em trong ngành Bưu điện tại Trung tâm Sài Gòn như: Phan Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Sương, Phạm Thị Hai, Phạm Thị Hoàn, Nguyễn thị Thêu, Hà Thị Sao, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thị Bích và các anh trong nhóm bí mật bảo đảm vận chuyển đưa hàng ra sân bay như Nguyễn Ngọc, Nguyễn Văn Nhứt, Nguyễn Văn Lự… ở Bưu điện Trung tâm Sài Gòn đã chuyển tải những thông tin quý giá đó, làm vũ khí cho 2 phái đoàn ta đánh thẳng vào những mưu đồ, hành động lật lọng của đoàn đàm phán H.Kitxingiơ (Mỹ), góp phần làm nên thắng lợi trong Hội nghị. Hiệp định Paris về Việt Nam và Đông Dương được ký kết vào ngày 27/01/1973, buộc quân đội Viễn chinh Mỹ phải cút khỏi miền Nam Việt Nam.

Những người 3 năm ròng chuyển tài liệu báo chí bằng đường bí mật đi Paris

Hơn 40 năm đã trôi qua, những nữ chiến sỹ, cán bộ hoạt động đơn tuyến ngành giao bưu do Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tổ chức khi hồi tưởng lại quá khứ vẫn không khỏi bồi hồi xúc động. Với họ, hơn 1.000 ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tuyệt mật lựa chọn, cung cấp những thông tin “nóng” nhất của Sài Gòn và miền Nam tại Hội nghị Paris thực sự là những năm tháng không thể nào quên, là nhiệm vụ vinh quang mà Đảng và nhân dân giao phó. Qua đó, họ được góp sức nhỏ của mình vào thắng lợi của Hội nghị Paris, góp phần cho hai đoàn ngoại giao nước ta đấu tranh thắng lợi, đưa đến ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, chấm dứt sự dính lứu của Mỹ trên đất miền Nam, làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


    Ý kiến bạn đọc